Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

Khi blogger “câu khách” bằng “mọi giá”

Hưng tái mặt khi thấy đoạn video clip quay chính mình trên blog của Khải. Cách đây mấy hôm, trong lúc cùng công ty đi hát karaoke, cậu đã cao hứng hát và thực hiện một vài động tác “nhạy cảm”. Clip đó thu hút được số comment (nhận xét) kỷ lục trên blog của Khải.


Để tăng pageview, một số đã tìm đến những thủ thuật hút khách, trong đó có cả những chiêu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người.

Đăng tin giật gân về bạn bè

Cũng kiểu câu khách "hồn nhiên" như Khải, là việc một nữ sinh đã phát tán video quay cảnh các bạn mình đang thay quần áo mà giới blogger và báo chí đã nhắc đến nhiều trong thời gian qua.



Những người trong cuộc đều biết mình bị ghi hình, nhưng họ không ngờ đoạn clip đó lại bị phát tán trên Internet. Blog của nữ sinh kia đã đạt lượng pageview không nhỏ, nhưng đổi lại là sự chê trách và có lẽ cả niềm tin của bạn bè.

Ở đâu đó trên blog, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những tấm hình ghi lại những phút dở khóc dở cười của bạn bè được đăng lên chỉ với mục đích "câu" comment của người xem. Khi nhân vật trong ảnh phát hiện ra thì đã muộn bởi thông tin đó không còn nằm yên trên blog mà đã bị sao chép sang nhiều trang khác.

Bóp méo thông tin

Chi và Hiếu có cảm tình với nhau từ năm thứ nhất. Hiếu nổi tiếng đẹp trai và ga lăng còn Chi cũng có không ít vệ tinh vây quanh. Tuy nhiên, sau gần một năm, Hiếu cảm thấy nhàm chán và muốn đi tìm niềm vui mới.

Đau khổ vì bị bỏ rơi, Chi bắt đầu lập kế hoạch trả thù. Cô mô tả trên blog các thói xấu của Hiếu theo kiểu nửa thật nửa phóng đại. Hiếu vốn được nhiều người quan tâm nên những thông tin này nhanh chóng được truyền tai nhau.

Chi ung dung ngắm lượng người truy cập vào blog của cô ngày một đông, còn Hiếu dù xấu hổ vẫn không dám lên tiếng thanh minh cho những nội dung sai sự thật.

Ngoài ra, một số kẻ giấu mặt còn đăng ảnh, số điện thoại, địa chỉ... của người khác lên blog với lời mời gọi "cô đơn tìm bạn", "available from 9 to 5" (sẵn sàng phục vụ từ 9h tối đến 5h sáng)...

Dù mục đích có thể khác nhau, như một trò đùa để hút khách, "câu" comment hay để trả thù... thì những nạn nhân kia cũng đã phải gặp nhiều phiền toái, thậm chí cả tai tiếng.

Giả danh và nhái blog



Mới là thành viên trên Yahoo 360 từ tháng 3
nhưng blog này đã đạt hơn 100.000 pageview nhờ mạo danh blog


Lại có người tự nhận mình là một diễn viên, ca sĩ hoặc anh họ, cháu ruột... của nhân vật nổi tiếng nào đó... Họ lập blog kể chuyện hậu trường, khó khăn trong công việc, những mối quan hệ riêng tư... với giọng điệu như thật khiến không ít người lầm tưởng và thường xuyên ghé thăm. Không chỉ người làm trong lĩnh vực nghệ thuật mà cả một số lãnh đạo cao cấp cũng bị mạo danh.

Bên cạnh đó, một chiêu tăng hit hiệu quả mà không mất nhiều công sức là nhái blog. "Bạn chỉ cần lập một tài khoản trên Yahoo 360, sau đó sang 'nhà' một blogger nổi tiếng, copy toàn bộ hồ sơ cá nhân, hình đại diện (avatar), hình nền (theme)... về.

Mỗi khi blogger này có bài viết mới, bạn lại lập tức cập nhật bài đó lên trang của mình", một chuyên gia về "nhân bản" blog hướng dẫn. "Nhiều người cũng biết đó là blog 'Dolly' nhưng do không có địa chỉ trang web của blogger kia nên họ chấp nhận truy cập blog giả vì suy cho cùng, họ vẫn có được mọi thông tin mình cần".

Sau một thời gian, cảm thấy hài lòng với lượt truy cập tích cóp được, chủ nhân blog nhái sẽ xóa toàn bộ thông tin cũ và xây dựng lại trang web từ đầu với số vốn là lượng hit kha khá.

(Theo VnE)
-->đọc tiếp...

Ngăn chặn nội dung xấu trên Blog, khó hay dễ?

Trong những ngày qua, dư luận và giới báo chí của Việt Nam đã được "thử tải" lần đầu tiên trước ảnh hưởng của cộng đồng blogger Việt Nam, với những nội dung được phát tán với tốc độ chóng mặt, khiến giới báo chí tốn không ít giấy mực phản ánh, cùng những luồng ý kiến tranh luận nảy lửa.

Vấn đề đang được đặt ra là tính chính xác trong nội dung của blog đến đâu, và ai sẽ chịu trách nhiệm về những thông tin xấu được phát tán trên đó?



Trong bài viết này, chúng tôi xin được đề cập tới khả năng ngăn chặn những nội dung xấu được phát tán trên blog. "Nội dung xấu" ở đây có thể hiểu là những nội dung không đúng sự thật, gây thiệt hại, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tài chính... của cá nhân hoặc tổ chức, hoặc những nội dung đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục, chống phá nhà nước... cần được ngăn chặn hành vi phát tán dưới mọi hình thức.

Blog, YM: Công cụ phát tán nội dung "siêu tốc"

Trong trường hợp đoạn video sex được phát tán trên các blog gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua, nếu cơ quan chức năng chỉ lần theo các thông tin có trên Internet để truy tìm thủ phạm thì sẽ gặp không ít khó khăn, chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Theo những thông tin PV thu thập được, một trong những nguồn đầu tiên phát tán đoạn video sex nói trên xuất phát từ một đường link dẫn tới dịch vụ chia sẻ video YouTube nổi tiếng của Google. Chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn chừng vài chục phút trong buổi tối ngày 11/10, đoạn video với dung lượng hơn 6MB này đã có hàng ngàn lượt xem, và ngay sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi YouTube.



Tuy nhiên, đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm phiên bản copy của đoạn video flash đó (định dạng .flv) đã được download về và chuyển đổi sang nhiều định dạng video số khác nhau như .wmv, .3gp... thuận tiện cho việc download và xem để tiếp tục "nhiệm vụ" đáp ứng sự hiếu kỳ của người dùng Internet. Từ đây, đoạn video sex được các "cư dân mạng" tò mò truyền tay nhau, phát tán theo cấp số nhân dưới nhiều hình thức, từ gửi link qua nhắn tin YM, post lên diễn đàn công cộng cho tới đưa lên các blog cá nhân để thu hút nhiều người đọc.

Nếu xét theo Pháp luật Việt Nam, tất cả những hành vi gửi đường link qua YM, post lên diễn đàn hay đưa các link, video clip vào blog để dẫn tới đoạn video sex đều bị coi là hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ

Truy tìm kẻ phát tán nội dung xấu trên mạng: Không đơn giản!

Giả sử mọi đầu mối phát tán đều dẫn ngược về đoạn video sex lên YouTube, và cơ quan điều tra tại Việt Nam cần truy tìm kẻ đã upload nó lên. Nếu đó là một account YouTube có đầy đủ thông tin cá nhân chính xác, có upload nhiều video clip cá nhân khác giúp xác định được danh tính chủ nhân thì mọi việc sẽ đơn giản. Nhưng nếu không, và kẻ phát tán chỉ vừa tạo tài khoản nhằm mục đích đưa đoạn video sex lên rồi bỏ luôn account đó đi, cơ quan điều tra sẽ cần phải phối hợp với ban quản trị dịch vụ YouTube để truy tìm địa chỉ IP tại Việt Nam của thủ phạm.

Việc phối hợp với các dịch vụ Internet nổi tiếng của Mỹ như YouTube của Google hay Blog 360o của Yahoo! để truy tìm dấu vết thủ phạm vẫn là chuyện chưa có tiền lệ tại Việt Nam, nếu không muốn nói là vẫn quá xa vời đối với cơ quan quản lý về Internet và an ninh mạng tại nước ta. Đây là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ theo thời gian thực từ nhiều phía, kể cả bằng các biện pháp ngoại giao phản ứng nhanh chóng.


Các comment của entry về clip xxx của diễn viên TL
đã trở thành một diễn đàn thực sự, với rất nhiều người
upload lại lên rapidshare.com (dịch vụ chia sẻ file không kiểm duyệt nội dung file video như YouTube)
để "chia sẻ", "phục vụ" các blogger khác.


Đó là chưa kể đến khả năng thủ phạm là kẻ có trình độ máy tính cao, sử dụng các hình thức như fake IP, dùng vài tầng dịch vụ proxy để che giấu địa chỉ IP thật của mình, hoặc gửi một người ở nước ngoài nhờ post đoạn clip lên YouTube rồi phát tán đường link. Thậm chí, khi có được địa chỉ IP của thủ phạm tại Việt Nam, công việc điều tra vẫn có thể rơi vào bế tắc nếu đó là một hàng Internet công cộng hoặc một quán Cafe Wi-Fi thông thường.

Theo một chuyên gia an ninh mạng tại Việt Nam, việc điều tra kẻ phát tán đoạn video sex nói trên có thể sẽ không khả thi nếu chỉ theo hướng truy tìm dấu vết trên Internet. Trong trường hợp này, quá trình điều tra nên bắt nguồn từ chính bản gốc của đoạn video và những đối tượng liên quan trực tiếp, có khả năng tiếp cận và sao chép đoạn video đó. Trên thực tế, cơ quan Công an cũng đã tiến hành xác minh thủ phạm phát tán theo hướng này.

Có thể kết án khi blogger phạm pháp

Những quốc gia phát triển về Internet như Mỹ hay châu Âu đều đã có các hình thức tố tụng pháp lý và những bản án đối với những hành vi đưa nội dung xấu, phạm pháp lên blog nói riêng và Internet nói chung. Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng, tác hại do nội dung xấu được phát tán trên blog, chủ nhân có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.

Điều đáng nói là hiện tượng lợi dụng sự tự do và khả năng nặc danh của blog để nói xấu, xúc phạm, lăng mạ, quấy rồi người khác đã trở thành vấn đề nhức nhối ở nhiều nước phát triển về Internet, tới mức người ta phải đưa ra một dự thảo về đạo đức trên blog toàn cầu. Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu của hiện tượng này, và rất cần có những cơ chế hành pháp đủ mạnh để blogger hiểu rằng mặc dù blog là thế giới ảo trên Internet, nhưng khi hành động trên blog của họ gây ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức khác ngoài đời thực, họ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Luật pháp của xã hội thực.



Điểm mấu chốt quan trọng để có thể chứng minh một công dân phạm pháp vì những hành động trên blog của họ chính là việc chứng minh được anh ta là tác giả của blog và những hành vi trên đó. Đối với những blogger nghiêm túc và sử dụng blog trong thời gian dài, nội dung được viết trên blog và sự tương tác, trao đổi thông tin với các blogger khác phần nào cũng có thể giúp xác định danh tính ngoài đời thực của blogger. Nhưng với những blog nặc danh, được đăng ký nick chỉ với mục đích phát tán các thông tin, nội dung xấu vi phạm pháp luật, nhà chức trách cần có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả và kịp thời.

Về mặt lý thuyết, ngay khi phát hiện hoạt động truy cập/download tăng vọt vào một địa chỉ web/blog có nội dung xấu, cơ quan quản lý có thể yêu cầu các ISP tại Việt Nam chặn hoạt động truy cập này, đồng thời liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo 360, YouTube... gỡ bỏ các nội dung xấu đó thông qua một kênh phối hợp trực tiếp.

Trách nhiệm của blogger với cộng đồng

Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ phát tán thông tin trên các blog, diễn đàn diễn ra rất nhanh, dẫn tới việc xác định nguồn gốc phát tán cũng như ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung trở nên rất khó khăn. Có rất nhiều blogger vì hiếu kỳ và ý thức pháp luật chưa tốt, đã vô tình tiếp tay cho hành vi phát tán nội dung đồi truỵ như đoạn video sex gây xôn xao dư luận mới đây.

Nhiều blogger sau khi thoả chí tò mò, vẫn tiếp tục bị "nhồi" quá nhiều tin nhắn YM, comment lên blog về những địa chỉ download đoạn video sex mới, cùng các địa chỉ blog cập nhật thông tin "vỉa hè" được đồn thổi tứ tung, đã phải treo status lên chat Yahoo rằng "Làm ơn đừng gửi đường link về TL cho tôi nữa...".

Nhiều blogger sau khi cập nhật thông tin khắp nơi về blog của mình để "tổng thuật" vụ scandal video sex của diễn viên nổi tiếng, đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì chẳng mang lại lợi ích gì thiết thực, ngoài những con số page view tăng vọt kèm theo những lời comment bậy bạ, thô tục của những blogger chưa từng quen biết.

Ở các quốc gia phát triển về Internet, khi một blog phát tán nội dung có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, các blogger khác sẽ phản ứng, thông báo vi phạm (Report Abuse) tới nhà cung cấp dịch vụ blog và cơ quan quản lý. Cộng đồng blogger nhờ đó tự tạo ra cho mình khả năng miễn nhiễm trước những thông tin xấu, làm tổn hại tới cá nhân, cộng đồng.


Một trong những blog có nhiều entry và tổng hợp nhiều "thông tin bên lề" nhất ngay từ khi vụ việc diễn ra, được nhiều blogger copy lại để đưa lên blog của mình


Lịch sử của blog đã có 10 năm. Nhưng với tuổi lên 2, cộng đồng blogger Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn chập chững, chưa có được sức đề kháng đủ mạnh để tự "miễn dịch" trước những nội dung độc hại như vậy.

Với khả năng liên kết cộng đồng và truyền tải thông tin rất nhanh, cộng đồng blogger Việt Nam đang hình thành một sức ép cạnh tranh nhất định với các phương tiện truyền thông đại chúng. Những phong trào vận động ủng hộ đồng bào bão lụt sau bão số 2, bão số 5 vừa qua, chia sẻ và tưởng niệm các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của cộng đồng blogger Việt đã tạo nên những hiệu ứng xã hội rất tích cực.

Sau những "trận sốt dịch" như scandal video sex vừa qua, mỗi blogger đều sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nói chung và giới blogger nói riêng, và tự nâng cao dần khả năng "đề kháng" của mình trước những thông tin xấu. Chính blogger Việt sẽ là những người giám sát, ngăn chặn nội dung xấu trên blog ngay khi nó vừa xuất hiện và phát tán, để bảo vệ cho quyền lợi thiết thực của chính họ.

(Theo VNN)
-->đọc tiếp...

Blog của thầy cô

Có những entry sẽ giúp bạn hiểu thêm về thầy cô rất nhiều... Hãy thử đọc một entry của cô Nguyễn Tuyết Nhung, GV dạy Văn trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11), một trong rất nhiều thầy cô thường xuyên viết blog, để thấy rung động trước những suy tư của thầy cô nhé!



Các thầy cô giáo dành những entry trong blog
nói về những học trò thân thương của mình.


Một trong những việc cần thiết của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cho học sinh viết Sơ yếu lí lịch. Từ công việc rất đỗi bình thường này, tôi nhận ra bao điều phải suy nghĩ.

Đầu tiên là chữ viết, trình bày. Mặc dù được tôi hướng dẫn và nhắc nhở, chỉ cần điền vào chỗ trống theo mẫu in sẵn nhưng không ít học sinh không ghi đủ những thông tin cần thiết như: ngày tháng năm, thiếu điểm TB năm học trước và kí tên không ghi họ tên. Tôi cũng không vui khi tờ Sơ yếu lí lịch lúc phát ra là tờ giấy sạch sẽ, thẳng thắn, vậy mà lúc nhận về có không ít tờ bôi xóa, nhàu nhàu. Những điều tưởng như rất nhỏ nhặt này cho thấy em đã là học sinh lớp 11 rồi nhưng chưa có ý thức về sự cẩn thận, em vẫn còn thiếu nghiêm túc với chính bản thân mình.

Đằng sau tờ Sơ yếu lí lịch còn làm tôi chạnh lòng. Đó là lúc tôi vừa bước ra khỏi lớp, có một em học sinh chạy theo hỏi: Cô ơi, phần địa chỉ của cha em không ghi được không? Tôi hỏi tại sao? Em trả lời: Vì em ở với mẹ. Cha mẹ em không còn liên lạc... Trong trường hợp này, tất nhiên tôi chấp nhận.

Đó cũng là lí do tại sao trong Sơ yếu lí lịch học sinh, tôi luôn để mục địa chỉ/số điện thoại liên lạc của cha và mẹ riêng. Chỉ nhìn vào đó, tôi có thể biết được phần nào hoàn cảnh gia đình các em. Dường như ngày nay, chuyện cha một nơi, mẹ một nẻo ngày càng nhiều. Những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi không còn chút liên lạc với ngay cả cha/mẹ ruột của chúng? Trong cuộc đời, con người bao lần phải viết Sơ yếu lí lịch. Mỗi lần như vậy, những trái tim non nớt, những tâm hồn bé bỏng này lại phải ngại ngần trước dòng chữ: Họ và tên cha?

Phần nguyện vọng với GVCN, đa số là: mong cô đổi chỗ cho em được ngồi gần bạn Q, mong cô cho em ngồi từ bàn 2 - bàn 3, mong cô dễ dãi với em, mong cô thương yêu và hiểu học sinh, mong cô không thiên vị, mong cô mãi mãi bên chúng em và lắng nghe những gì chúng em muốn nói, mong cô thương lớp nhiều nhiều, mong cô tổ chức giờ SHCN vui tươi, tạo không khí đoàn kết, mong cô..., mong cô... Và tôi cũng mong mỗi em hãy cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại để học tập thật tốt. Các em hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường bắt đầu từ những việc đơn giản nhất! Cuối cùng, tôi mong tôi có đủ sức khỏe, niềm tin và lòng yêu nghề để cùng các em đi trên con đường mình đã chọn.

Theo Blog của cô Tuyết Ngung (GV trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - Q.11, TP.HCM)
-->đọc tiếp...

Teen Việt “tấn công” vào Video blog

Cách đây không lâu, hiện tượng về chuỗi video clip nhật ký của nữ nhân vật có nickname Lonelygirl15 trên YouTube đã thu hút hàng triệu lượt truy cập và đưa tên tuổi Lonelygirl15 trở nên nổi tiếng toàn thế giới.


Ở nước ngoài, khái niệm video blog đã không còn quá lạ lẫm nhưng tại Việt Nam hiện nay, tuy chưa rõ rệt, nhưng đã hình thành một xu hướng tạo kênh quảng bá thông qua video blog trong giới ca sĩ, đặc biệt là các ca sĩ hướng đến “teen”.

Đón đầu làn sóng video blog đổ bộ

Sự xuất hiện của hai kênh MyTV (một dạng video blog) của Hải Yến (thí sinh tham gia Việt Nam Idol) và “Ngũ Long công chúa” (kết hợp 5 ca sĩ Lương Bích Hữu, Yến Trang, Yến Nhi, Bích Trâm và Minh Trang) trên website chia sẻ video trực tuyến “hàng nội” Clip.vn đã được khá đông người xem đón nhận.


Kênh MyTV chính thức của Hải Yến


Mặc dù các kênh MyTV này chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn gần đây và số lượng nội dung vẫn còn hạn chế, nhưng có vẻ như đây là một hướng giới thiệu hình ảnh khá độc đáo cho những ca sĩ hướng đến dòng nhạc dành cho giới trẻ.

“Teen” ngày nay đã quá quen thuộc với Internet, với blog. Cộng đồng khán thính giả trên môi trường trực tuyến đã hình thành với lượng thành viên không nhỏ. Sự thành công của Bảo Thy, Thùy Chi - những ca sĩ trẻ nổi tiếng nhờ Internet, các buổi offline rầm rộ của diễn đàn Yeah1, Yeuamnhac... ,sự hưởng ứng và lan truyền thông tin thật nhanh chóng qua môi trường mạng. Tất cả đều thể hiện cho một ý chung duy nhất: Internet là một kênh quảng bá tuyệt vời.

Trước đây giới ca sĩ Việt Namđã quen với việc viết blog chia sẻ cùng người hâm mộ qua Yahoo! 360o. So với blog thuần văn bản, video blog sinh động và phong phú hơn. Nội dung trên video blog không chỉ là các clip bài hát do ca sĩ trình bày, mà còn có cả clip hậu trường, clip trò chuyện giữa ca sĩ với fan... Chính những nội dung mang đậm tính cá nhân gần gũi này mới là đặc điểm thu hút được sự yêu thích và lượt truy cập từ cộng đồng khán thính giả trực tuyến.


Cũ người mới ta …

Tính ra, lúc này ca sĩ Việt Nam mới quan tâm đến kênh quảng bá video blog đã là “cũ” so với thế giới. Hãy thử dạo qua một số website của các công ty đào tạo ca sĩ trong nước, bạn sẽ có thể thấy ngay kênh video blog đã được họ chuẩn bị sẵn (mục Wepro TV trên website công ty Thế giới giải trí – WE Production, mục V!Blog trên website ca sĩ Hồ Ngọc Hà – do Music Faces Entertainment xây dựng), chỉ có điều tính năng này vẫn chưa được quan tâm và phát triển đúng mức, có khả năng là do hạn chế về công nghệ.

Trong bối cảnh như thế, những ca sĩ nhận thức được giá trị về mặt quảng bá của video blog có thể chọn các dịch vụ miễn phí như Clip.vn – tương tự trước đây người dùng trên toàn thế giới đã chọn YouTube. Mà đâu chỉ gói gọn trong giới ca sĩ, nếu thích, ngay từ bây giờ, bạn cũng có thể tạo một kênh video blog cho riêng mình để thể hiện khả năng ca hát, diễn xuất hay đơn giản chỉ muốn chia sẻ những suy nghĩ của bản thân một cách “cá tính” hơn như “tiền nhân” Lonelygirl15 đã thực hiện và thành công cách đây chỉ mới 1 năm, bạn nghĩ sao?

Xu hướng mới của teen năm 2009


MyTV của “Ngũ Long công chúa”


Mạng truyền hình xã hội (Video Social Network) đang ngày càng trở thành tâm điểm thu hút khán giả xem truyền hình, đặc biệt là các bạn tuổi teen. Đây là xu hướng giải trí “cực” teen của trong những năm tới. Ngoài quyền tự do lựa chọn chương trình giải trí thích hợp vào bất kỳ thời gian nào, teen còn có thể viết nhật ký video-blog hoặc chuyên nghiệp hơn là thiết lập kênh truyền hình cá nhân (MyTV), điều đó tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và lướt web của mỗi người. Sự tích cực của các chủ nhân “kênh truyền hình” này sẽ làm tăng lượt xem (views, pageviews) và điều này cũng cho thấy khả năng trở thành IC (Internet Celebrity - nhân vật nổi tiếng trên Internet) là rất gần.

Mạng truyền hình xã hội còn được xem là “khu rừng nguyên sinh”, ở đó có đủ hoa thơm cỏ lạ và cả những loài quí hiếm. Được hỗ trợ bằng công cụ tìm kiếm, người xem có thể khai thác một kho tàng phim bộ, phim lẻ, ca nhạc, hài kịch… ấy là chưa kể những chuyện bên lề của ngôi sao, ca sĩ, người mẫu và hàng loạt các câu chuyện mà do chính người xem “buôn chuyện” về mọi đề tài xã hội trong nước và quốc tế.

Sự hứng thú của người xem với mạng truyền hình xã hội là sự tự do tương tác vì mục đích cùng chia sẻ của những người chung sở thích. Khi phát hiện được điều mới mẻ hoặc khi sáng tạo ra những video clip tự chế, họ sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, sở thích chia sẻ đã trở thành sự liên kết không thể thiếu đối với công chúng xem mạng truyền hình xã hội.

Tên thật của Lonelygirl15 là Jessica Rose, một nữ diễn viên hẳn hoi ngoài đời. Dưới sự chỉ đạo có kế hoạch bài bản từ “đạo diễn” Miles Backett (là một bác sĩ) cùng chuyên gia sản xuất phim tại Hollywood: Ramesh Flinders, Jessica Rose đã cho ra lò gần 30 video clip thật hấp dẫn và lôi cuốn. Kết quả, cô được hãng thông tấn AP bầu chọn là một trong “10 hiện tượng trên YouTube của năm 2006” và đoạt luôn giải “Diễn viên trực tuyến xuất sắc nhất” ở Webby Awards 2007. Đồng thời Rose cũng đã ký hợp đồng với dự án truyền hình “E-lebrity” (Những nhân vật nổi tiếng qua Internet) của Mỹ. Vị “đạo diễn” Miles Backett thì tiếp tục với con đường sản xuất phim truyền hình đang thuận lợi cùng công ty LG15 Studio (viết tắt của Lonelygirl15 Studio) vừa thành lập. Có thể thấy những thành công kể trên của ê-kíp thực hiện chuỗi video clip Lonelygirl15 là một kết quả tất yếu khi họ nhìn nhận được vai trò “bệ phóng” của website YouTube nói riêng và các dịch vụ chia sẻ video trực tuyến nói chung.

Tạp chí Time bình chọn website YouTube là “Phát minh của năm 2006”, “Nhân vật của năm 2006” là You – tất cả người dùng Internet biết tận dụng dịch vụ chia sẻ video trực tuyến để thể hiện mình. Hai danh hiệu này càng khẳng định thêm tiềm năng về quảng bá và truyền thông của loại hình vlog (video blog).
-->đọc tiếp...

Triệu Vy: Hot blogger mới của Trung Quốc

Giống như cô bạn đồng nghiệp Từ Tịnh Lôi, “én nhỏ” đã “gia nhập” lực lượng hot blogger của Trung Quốc. Theo tổng kết mới đây của website Sohu, blog của Triệu Vy đã phá kỷ lục do Từ Tịnh Lôi nắm giữ 3 năm trước.

Tính đến ngày 18/3 vừa rồi, khoảng 25 ngày kể từ khi được lập, đã có hơn 10 triệu lượt truy cập vào blog của Triệu Vy. Con số này phá kỷ lục được lập hồi tháng 10/2005 của Từ Tịnh Lôi, một trong những blogger nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay. Ba năm trước, blog của Từ Tịnh Lôi đã đạt 10 triệu lượt truy cập sau 112 ngày.


Cũng như Từ Tịnh Lôi, blog của Triệu Vy chủ yếu chia sẻ những bức ảnh, những kinh nghiệm cá nhân cùng lịch làm việc của Triệu Vy.



Blog của Triệu Vy gồm những bức hình ghi lại khoảnh khắc “én nhỏ” đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè, và rất đời thường. Mới nhất là những bức hình Triệu Vy chụp tại LHP Saint Quentin ở Pháp. Hầu hết các entry đều có những bức ảnh chụp chân dung và cảnh đẹp khá thân thiện.



Hồi tháng 2 vừa rồi, Triệu Vy đã giới thiệu với các ký giả trong nước website mới của mình và rất mừng vì đã tìm được một địa chỉ tin cậy để chia sẻ với các fan.



Tính tới thời điểm này, blog của Triệu Vy mới có khoảng 13 bài viết nhưng đã thu hút hơn 20.000 comments. Trong đó, các fan đều bày tỏ niềm vui của họ về những thông tin mà “én nhỏ” chia sẻ.



Triệu Vy luôn chinh phục khán giả
trong cách giao tiếp cũng như cách viết blog, bởi vẻ đẹp thân thiện,
dân dã của cô.



Theo nhận định của các phóng viên Trung Quốc, rất nhiều ngôi sao nổi tiếng của nước này viết blog và dùng đây làm kênh thông tin chính để liên lạc với các fan.



Tuy nhiên, có tới 70% bài viết trên blog của họ là do đại diện hoặc người quản lý của họ thực hiện. Nhưng Triệu Vy là một ngoại lệ, cô tự tay chăm chút cho blog cá nhân của mình và đó là điều khiến các fan hứng thú và quan tâm tới blog của “én nhỏ”.


(Theo Dân trí/Sina)
-->đọc tiếp...

Nguyên tắc Vàng khi thăm blog

Hiện nay, Blog không còn xa lạ gì với teen. Dường như nó đã là ngôi nhà thứ hai của teen, ngày nào không lên thăm Blog là càm thấy ngứa ngáy, khó chiụ lắm. Nếu bạn biết những bí kíp khi vào Blog người khác đôi khi sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy!
Khi vào Blog người khác bạn không nên comment nhận xét chê themes hoặc avata của chủ nhân Blog ấy vì mỗi người có mỗi sở thích riêng, biết đâu đối với bạn là xấu nhưng đối với nghười ta là cả một nghệ thuật thì sao vì vậy "cấm" không được khen chê, bình phẩm về những chuyện tế nhị, cá nhân này!

Khi vào Blog bạn nên chọn quick comment là hình trái tim hoặc mặt cười để thể hiện thiện chí của bạn khi đến Blog người khác, một câu khen: "Ồ! Blog ban kute (dễ thương) quá!", hoặc: " Themes cá tính quá! " sẽ tạo cho chủ nhân Blog ấy rất vui đấy! Và quan trọng hơn hết là bạn đang tạo cho mình một sư thiện cảm và chắc chắn chủ nhân Blog ấy sẽ viếng thăm "nhà" bạn trong một ngày gần nhất đấy!



Hãy chứng tỏ mình là người khách lịch sự
khi viếng thăm blog của người khác bạn nhé !!!



Không nên spam Blog người khác cho dù bạn có ghét và không thích người đó đi chăng nữa vì đấy là một biểu hiện thiếu lịch sự khi vào Blog người khác. Người ta nói "hại người thì có ngày người hại lại" vì thế biết đâu một ngày nào đó bạn cũng bị spam lại thì sao? Vì thế tuyệt đối nói không với "spam!"

Khi vào Blog người khác tuyệt đối bạn không nên huyện thuyên giới thiệu về Blog bạn chẳng hạn như: "Qua comment cho Entry mới cho tớ!" hoặc "Qua Blog tớ xem! Đẹp lắm! Khi ấy chẳng những người ta không qua comment và thăm Blog bạn mà còn chửi thầm bạn là đồ vô duyên đấy! Chủ nhân Blog rất khó chịu khi bị bạn qua Blog họ mà huyên thuyên quảng cáo về Blog bạn vì thế nên tránh chuyện này xảy ra nhé!

Không nên tham gia vào các cuộc tranh cãi nhau trên Blog nếunhư Entry trong Blog của người đó đang nói xấu ai khác thì tốt nhất bạn không nên tham gia comment khi chưa biết rõ thực hư thế nào để tránh không bị lôi kéo vào một trò "hỗn loạn" sắp diễn ra trên thế giới ảo. Tốt nhất nếu Blog đó đang đại chiến thì bạn nên đi qua thôi chứ đừng dại dột vào comment vì nếu như xui rủi đụng chúng "sư tử Hà Đông" thì Blog bạn sẽ bị spam tan tành đó!

Khi vào Blog mà chưa biết gì rõ về người ta thì không nên để những câu đại loại như: "Em xinh và đáng yêu quá!" hoặc: "Anh đẹp trai quá! Đáng yêu quá!" vì lỡ như người ta có honey rồi thì bạn sẽ trở thành kẻ thù bất đắt dĩ của cô nàng hoặc anh chàng nào đó đấy! Hãy xem thật kĩ xem chủ nhân Blog ấy đang Lonely hay là đã có honey rồi thì mới nên comment như thế nhé! Thà chậm một chút mà tránh được tai hoạ khi vào Blog người khác!

Khi vào đọc Blog của người khác nhớ tặng cho họ những comment trong Entry thật chân thành nhất nhé! Không nên để những câu như:"Tớ đọc Entry rồi! Hay lắm!" hoặc như: "Entry này viết khá lắm!" vì như thế chủ nhân Blog sẽ phát hiện ra ngay rằng bạn không hề đọc Entry của họ mà chỉ comment cho có để tạo sự chú ý vào mong họ sẽ qua Blog bạn comment! Không có chuyện đó đâu nhé! Khi bạn chân thật với người ta thì bạn sẽ được đáp trả lại ngay thôi! Hãy comment sao cho thật lạ và bám sát với chủ để của Entry! Chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng với chủ nhân Blog đó nhé!

VTC NEW
-->đọc tiếp...

"Tự họa" chân dung Blogger 9x

Giới trẻ 9X được sinh ra trong giai đoạn nở rộ về công nghệ và thiết bị hiện đại, trong thời đại bùng nổ thông tin, Internet phát triển mạnh mẽ và vô cùng phổ biến. Phải nói rằng 9X ngày nay cũng rất giỏi, lại năng động hơn, sành điệu hơn 8X và 7X rất nhiều.

Và blog là khái niệm không còn xa lạ với 9X Việt Nam, ngày càng trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Blog - phương tiện giao tiếp mang đến cho con người thời đại mới một cách thể hiện cái Tôi của mình với thế giới xung quanh...

Blogger 9X là ai?

Dạo quanh các blog trên mạng Internet thì chúng ta thấy blogger 9X với nhiều khía cạnh, nhiều hình ảnh đa chiều. Đó là 9X với những hoạt động xã hội có ích đóng góp cho các phong trào ủng hộ đồng bào bão lụt, những hoạt động vì môi trường xanh sạch đẹp, hay vì an toàn giao thông của tuổi teen. Cũng thấy ở đó một lớp trẻ 9X với những diễn biến tâm lý phức tạp, cô đơn, nhỏ bé nhưng cũng rất nổi loạn, dễ bị kích động, thích chứng tỏ mình, thích nổi bật hơn người, hoặc chạy đua theo các trào lưu mà quên mất nhiệm vụ học hành.



Chưa khi nào như thời gian qua, blog trở thành một hiện tượng, một trào lưu của cuộc sống trong thời đại công nghệ thông tin, thậm chí trở thành một vấn đề xã hội, một cơn sốc được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng blog đã không dừng lại ở những trang nhật ký cá nhân với những bức ảnh chụp kiểu Hàn Quốc "tự sướng" vui vui nữa, các blog đã ít nhiều đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội hoặc nghiêm trọng hơn là tự nhuộm màu đen cho blog của chính mình.

Đủ mọi chuyện có thể tìm thấy ở trên thế giới blog

Từ những tin tức nóng hổi, xì căng đan của giới nghệ sỹ, những chuyện tế nhị của bạn bè, người xung quanh và thậm chí blogger 9X tự đăng những hình ảnh, những câu chuyện rất riêng tư của bản thân mình nhằm câu kéo lượt xem (view) cho blog. Chắc hẳn không ít các bậc phụ huynh phải "sốc và choáng" khi nhìn thấy những ngôn từ blogger 9X dùng, những bức ảnh "very sexy" của con em mình trên mạng.

Dư luận xã hội có nhiều ý kiến xoay quanh việc nên cấm, quản lý hay tìm cách ứng xử như thế nào với blog? Thực sự việc kiểm tra, giám sát blog trở thành việc vất vả và làm không xuể khi ở Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ blog, cũng như hàng ngàn blog mới được lập ra, hàng trăm ngàn entry được tạo ra từng ngày. Rõ ràng phải cần có một cơ chế đưa những đơn vị cung cấp dịch vụ blog vào trong diện quản lý, và mỗi đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về những nội dung đăng tải trên trang của mình.

Tuy nhiên, việc quản lý blog chỉ là một phần; điều quan trọng hiện tại là cần giúp các em - những blogger 9X nhận biết được những điều tốt, có ích để có hướng đi đúng cho chính suy nghĩ và cuộc đời của các em. Để định hướng được cho blogger trẻ tuổi, có lẽ những nhà quản lý cũng cần tham gia vào cộng đồng blogger để hiểu các em hơn và có cách khuyến khích blogger 9X ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xã hội nhằm xây dựng một cộng đồng số lành mạnh và tích cực.

(Theo SucManhSo)
-->đọc tiếp...

Blog học trò: Một thế giới... không phẳng

Gõ Google, thử tìm blog của lớp 12, là lạc vào một thế giới mênh mông, nhiều đến nỗi một số blog "đụng hàng" vì cái tên 12a3, 12/1/2/3... 12/7... Những trang blog hầu hết đều được chăm chút kỹ lưỡng và đẹp mắt.

Nếu bỏ qua những "biến tấu" quá đà của ngôn ngữ từ mạng như: "Dzui wá", "Đang là j?", "Bít chưa?", "Xí hổ wá!"... thì một số trang blog thật sự là một thế giới kỷ niệm với đầy đủ hình ảnh trường lớp, thầy cô, bạn bè, các buổi dã ngoại. Blog lớp nào cũng có một, hai member cá biệt: chọc ghẹo người này, phá phách người kia, y như một lớp học thực thụ.


Ngôn ngữ của giới blog?


Chị Nguyễn Thu Trang - công tác ở Công ty may Sài Gòn 3, cho biết, cô em gái đang học lớp 12 của mình hầu như ngày nào cũng có 1, 2 giờ trực mạng để post tin, hình và cả phương pháp giải các bài tập Lý (môn học nó yêu thích nhất) lên trang web của lớp. Kỷ niệm lớp 12 được "ghi dấu" như vậy vừa vui, hiện đại, vừa thiết thực.

Ngoài những mục thường thấy của tuổi teen, blog của các em học sinh trường Phổ thông Năng Khiếu (ĐH Quốc gia), THPT Gia Đình, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trương Vĩnh Ký... còn có sáng kiến đưa vào blog của lớp góc luyện thi, tin tư vấn tuyển sinh, danh sách các trường ĐH, CĐ, THCN, các bài viết định hướng nghề nghiệp...

Đáng lo!

Nhưng liệu các em có tham gia các blog đen? - Nguyễn Nhụy Hoa - nữ sinh một trường THPT ở huyện Bình Chánh khẳng định: "Blog đen của người lớn kinh dị lắm, tụi em đâu có vào làm gì. Blog của tụi em lành mạnh hơn nhiều".

Hoa đưa cho tôi đường link một số blog lành của em: đầy dẫn hình ảnh minh tinh, ngôi sao ca nhạc, các danh ngôn, tục ngữ, lời hay... Nhưng xem kỹ từ các blog này, cái nào cũng có đường link vào... web sex (?). Làm sao có thể ngăn được các cô cậu tuổi teen không "thử một lần cho biết"! Hỏi, Hoa cười bẽn lẽn: "Mấy hình đó để xem chơi thôi mà...".

Mới đây, trang blog Black B., một trang nhật ký lành mạnh làm kinh hoàng nhiều bậc phụ huynh có con tuổi teen, vì những hình ảnh tự hủy hoại (self cut) của chủ nhân blog: em tự lấy dao lam rạch cổ tay, tự quay phim, chụp ảnh việc làm của mình rồi đưa lên mạng... Đáng ngại hơn là trường hợp của B. không phải cá biệt, mà trước em đã có vài cô cậu tuổi teen hành động giống em.

Phổ biến là cảnh các bạn trẻ tuổi teen khoe ảnh chụp bán khỏa thân cho đến khỏa thân, nhiều vô số. Đầu năm 2008, ông M. - một chủ doanh nghiệp gỗ ở Q.12, đã điện thoại đến Báo Phụ Nữ nhờ chỉ giúp chuyên viên tư vấn, để trị chứng thích khoe thân thể trên mạng của cô con gái 16. Ông nói: "Tôi xem hình xong mà phát sợ. Những tấm ảnh này mà rơi vào tay bọn buôn người, con tôi sẽ sớm bị dụ dỗ...".


Đưa ảnh nóng lên blog...



Những bức ảnh ấy, có lẽ bậc cha mẹ nào xem cũng phải sởn da gà với những câu hỏi: "Ai chụp con tôi? Chụp rồi... còn gì nữa không? Làm sao chặn được trang blog này?". Trót đưa ảnh lên blog, Y. - con gái ông cũng khủng hoảng vì bạn bè dè bỉu, trêu ghẹo. Nhưng cô chỉ biết cách tạo blog chứ chẳng biết xóa blog! Đến tháng 4/2008, Y. mới đóng được blog này nhờ sự giúp đỡ của một người bạn có hiểu biết.

Y. nói: "Có lẽ nhiều bạn trẻ không biết tác hại của việc khoe ảnh như em, nên trong lúc em khổ sở tìm cách xóa hết hình của mình trên mạng thì nhiều bạn lại khoe". Y. chỉ chúng tôi đường dẫn vào blog của Tắc Kè để xem hình cô bé tuổi teen này tự chụp khỏa thân trong phòng tắm với đủ các tư thế (!).

Nhà trường bó tay?

Thầy Phạm Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu - Hóc Môn, TP.HCM - cho biết: "Quả thực thông tin trên mạng rất khó quản lý và với các thầy cô giáo chúng tôi. Không ai dám tuyên bố quản lý nổi học trò trong thế giới ảo này! Trong các tiết tin học ở trường, giáo viên luôn dành thời gian để nói với các em về internet, chủ yếu là chỉ các em cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin phục vụ cho việc học.

Theo tôi, việc học sinh lựa chọn những trang web, blog tốt hoặc xấu để truy cập, là do chính ý thức của mỗi em. Ý thức đó hình thành do nhà trường lẫn gia đình cộng đồng có trách nhiệm".

Tuy nhiên, cũng theo thầy Hùng, về phía nhà trường chỉ có thể nhắc các em qua những tiết học, chứ không thể theo các em ở các phòng games, net... Đó là nơi các em dễ dàng tiếp cận với những đường link vào web, blog xấu, nơi các em được hướng dẫn chu đáo hơn ở trường cách tạo blog, cách entry tin, bài, hình ảnh...

Hiện tại, ngành giáp dục cũng chưa có chỉ đạo quản lý học sinh trên mạng (Cụ thể là trường chưa nhận được chỉ đạo nào của Sở GD - ĐT về vấn đề này, các thầy cô ở bộ môn tin học chỉ hướng dẫn học trò, định hướng cho học trò bằng tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ". "Bởi vậy blog, web xấu của học trò là một thách thức và là nỗi lo của các thầy cô giáo chúng tôi" - thầy Hùng nói.

(Theo PhuNu)
-->đọc tiếp...

Đưa blog vào “khuôn khổ”

Không thể “với tay” được đến từng blog, nhưng Dự thảo Nghị định đã có những điều khoản quy định trách nhiệm đối với những mạng xã hội trực tuyến-dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng khởi tạo các blog và các forum.

Bản dự thảo lần thứ 32 Nghị định Internet vừa được Bộ Thông tin - Truyền thông đệ trình lên Chính phủ. Nếu được thông qua, Nghị định Internet sẽ được ban hành trong năm nay, thay thế cho Nghị định 55-2001/NĐ-CP ra đời năm 2001 với nhiều điều khoản không còn phù hợp trước sự phát triển vũ bão của Internet ở Việt Nam...

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet là một trong những điều khoản mới của Dự thảo Nghị định Internet sẽ được ban hành trong thời gian tới. Với những điều khoản được coi là thông thoáng hơn, Dự thảo Nghị định hứa hẹn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng và giảm chi phí cung cấp dịch vụ bằng việc cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập được phép thuê kênh trực tiếp đi quốc tế.


Siết chặt việc quản lý các blog, diễn đàn, website


Điều này giúp các doanh nghiệp có được sự chủ động trong phương án kinh doanh, lựa chọn đối tác, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh. Vài năm trước, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin - Truyền thông) đã giao Trung tâm Internet Việt Nam thiết lập trạm trung chuyển Internet. Khi Nghị định mới ra đời, điều khoản này sẽ chính thức mang tính pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp Internet được quyền kết nối trạm trung chuyển.

Việc chia sẻ hạ tầng mạng cũng được quy định rõ hơn. Các doanh nghiệp có hạ tầng mạng hoặc được cấp phép xây dựng hạ tầng mạng buộc phải chia sẻ khi có yêu cầu từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Điều này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp không có hạ tầng mạng dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc triển khai cung cấp dịch vụ. Việc xác nhận của đoàn kiểm tra liên ngành để cấp phép cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng sẽ bị bãi bỏ mà thay vào đó là tăng cường công tác hậu kiểm.

Siết chặt quản lý website

Dự thảo Nghị định Internet chia ra khá cụ thể và chi tiết từng loại hình cung cấp thông tin, từ đó quản lý theo hình thức. Ví như, nếu là báo điện tử, phải có giấy phép báo chí, còn nếu là trang thông tin điện tử thì không được viết tin, bài mà chỉ được trích dẫn nguồn tin trên cơ sở đảm bảo về bản quyền. Các hình thức như blog, forum trước đây khâu quản lý gần như buông lỏng thì giờ sẽ chính thức nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Không thể “với tay” được đến từng blog, nhưng Dự thảo Nghị định đã có những điều khoản quy định trách nhiệm đối với những mạng xã hội trực tuyến-dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng khởi tạo các blog và các forum.

Dự kiến, ngay sau khi Nghị định Internet được chính thức có hiệu lực, thì Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet cũng sẽ được ban hành nhằm siết chặt hơn nữa các hoạt động Internet.

(Theo ANTĐ)
-->đọc tiếp...

Giả blog hot girl để “câu” khách

M.N là một hot girl lại Hà Nội. Cũng vì là hot girl nên không thể đếm nổi số blog giả mạo của cô trên mạng. Trong đó không thiếu những blog giả để câu view, thản nhiên “lắp” những hình ảnh của N làm theme và avatar.

Treo ảnh hot girl, bán… page view


Thiên Kim (sn1990) có gương mặt khá xinh xắn với cách chụp ảnh đáng yêu đúng kiểu “teen prồ”. Nhờ Flickr (một web hỗ trợ chia sẻ ảnh trực tuyến đi kèm blog) toàn ảnh đẹp nên blog của Kim khá được chú ý, page view tăng ầm ầm. Một hôm, Kim được đứa bạn gửi cho đường link đến 3 cái blog, mỗi cái là một avatar riêng của… Kim nhưng tên thì nào là “P Kute”, “Xynh iêu vô đối…” và “Luvly Girl…” Chưa đủ độ… ngất, Kim lục lọi các entry ở trong mới thấy đống ảnh ở Flick của mình đã bị xào xáo “nhiệt tình”, cái nào buồn thì làm chủ đề cho entry “Hum nay pùn wá à!”, lại có cái tập trung hết ảnh đẹp kèm theo tựa đề “Ảnh mới nà, iu hem!” (!?)

Tìm cách liên lạc với chủ nhân blog giả mạo thì ngay ngày hôm sau, trên blast của blog đó xuất hiện dòng chữ: “Bực mình wá nà, có đứa giả mạo blog mình.” (!?), cô bạn chỉ còn biết kêu trời. Theo như cách viết và phần About me (khai báo về bản thân trên blog) là của 1 teen Sài Gòn, Kim đã gửi rất nhiều message blog nhưng chẳng hề có hồi âm và ảnh của cô thì vẫn chình ình trên blog giả đó. Không biết làm thế nào, Kim đành phải đóng cửa Flickr, đóng luôn cả thói quen thích chụp ảnh.


Một dạng giả blog hot girl nhằm "câu" khách (Hình minh hoạ)


M.N là một hot girl lại Hà Nội. Cũng vì là hot girl nên không thể đếm nổi số blog giả mạo của cô trên mạng. Giả để chửi bới, giả để gây khó khăn cho chính N nhưng cũng không thiếu blog giả để câu view, thản nhiên “lắp” những ảnh xinh lung linh của N làm theme và ava rồi viết entry như bình thường. Dân tình tưởng đó là N thì nhao vào comment rồi gửi testimonal, chủ nhân cái blog ấy không hiểu cần gì ở đám page view mà chăm chỉ up ảnh N lắm.

Chuyện càng nực cười hơn khi một cô bạn của M.N cũng có blog N xịn, khi vào so sánh đã nhận ngay ra kiểu treo đầu dê, bán thịt chó ấy. M.N thì ở Hà Nội, kẻ giả mạo kia rõ ràng ở Tp Hồ Chí Minh. Trong một vài entry, kẻ giả mạo rao bán điện thoại và một số thứ lặt vặt trên danh nghĩa của M.N mới sợ, hẳn có rất nhiều người không biết đã bị lừa một cách ngon trớn. Cô bạn tức tối tìm cách contact với chủ nhân blog giả thì mấy hôm sau, kẻ giả mạo up ngay một entry mới gồm 5 cái ảnh của hot girl… Hàn Quốc (chữ hàn còn ghi hẳn trên ảnh) và đóng cộp cái mác “Ảnh thật của tớ đây, các bạn xem rồi đừng sủa bậy nữa nhé!”.

Các trang ảnh của Yeah1, teen.vn và rất nhiều các web chia sẻ ảnh đều là địa chỉ lý tưởng cho nhiều “siêu lừa blog” lên tìm cho mình cái ảnh kute nhất, “lừa tình” nhất để lắp vào avatar, theme và khẳng định như đúng rồi: “It’s me!”

Nhìn con số page view nhàm chán và hiu hắt của mình, L (sn1992) quyết định lên Yeah1 ngắm nghía vài cái “mắt tròn xoe, ngước ngước, chớp chớp” của teen Hàn, sao cho giống người Việt gần 90% là chuẩn nhất. Sau đó cô nàng làm hẳn blog khác, up ảnh thì đừng hỏi về độ lung linh, thậm chí cứ thấy cái nào hơi hơi giống mẫu nhân vật mình đã chọn, L đều “ăn cắp” luôn cho lên Flickr rồi đóng cộp cái mác “Tui nè, iu hem nè!”.


Những ảnh xuất xứ Hàn Quốc như thế này rất
dễ "bị" kẻ giả mạo đưa về blog rồi tự tin chưng là ảnh của mình.


Vì là ảnh trên trời dưới biển, ít người phát hiện ra nên một số lượng lớn “fan hâm mộ” thi nhau đòi add blog L, cứ nghĩ đây là một hot girl mới xuất hiện. Bỗng nhiên thấy mình quan trọng hẳn, không còn ngậm ngùi nhìn cái page view buồn thảm nữa nên L háo hức lắm. Không hiểu cô gái này nghĩ gì khi trong Flickr lúc thì trưng ảnh ở shop Sunny Kusa ngoài Hà Nội, ảnh lại in rõ ràng mác Korea, Japan hỗn độn.

Những ám ảnh vô lý về page view

Hầu hết những cô gái giả blog người nổi tiếng kiểu này đều không có thù oán, không có ý ghét bỏ các chủ nhân thực sự, thậm chí họ còn không biết người mình “hồn nhiên” lấy ảnh là ai. Chỉ cần nhìn page view tăng vùn vụt, thỏa mãn những ảo ảnh hết sức vô lý khi “Người ta chỉ cần viết một entry là bao nhiêu người quan tâm comment, mình thì…” Một số nhỏ còn lại lợi dụng để mua bán, kiếm chác qua việc “mua bán rẻ trên mạng”, nhiều người nhìn avatar xinh xắn, ăn nói dễ nghe nên nhanh chóng trao đổi mua bán, gửi tiền vào số tài khoản mới biết mình bị lừa.

L luôn sợ cảnh “lừa tình” như thế sẽ chẳng kéo dài lâu, nếu không may bạn bè biết L lấy ảnh girl Hàn, Nhật “lắp” vào blog sẽ xem thường hết sức. Bởi trên mạng thì L nói mình là tiểu thư, hết đi xem hoa hậu ở Vinperland đến qua Thụy Sỹ trượt tuyết, mặt mũi thì xinh xắn thế kia ai “nỡ” không tin chứ. Ngoài đời, L chỉ là cô học sinh nhỏ tí, chẳng có lấy một bức ảnh ra hồn, rất thích người khác quan tâm đến mình nhưng lại không muốn cố gắng bằng cách khác.

Blog trở nên cuốn hút khi mọi thứ đều “mở”, ai cũng có thể xem đời tư người khác bằng một cú nhấp chuột, ai cũng muốn blog mình nổi bật hơn tất cả và chính vì thế nhiều teen đã bị ám ảnh về cái gọi là page view. Để “câu” view, nhiều blogger sẵn sàng fix lên con số hàng triệu, rồi friend list thì bao giờ cũng “kịch kim” 300 friend mà trong đó toàn những kẻ “trời ơi, đất hỡi” chẳng quen biết gì.

Chẳng ai treo đầu dê, bán thịt chó được mãi. Dù page view có là 100 triệu lượt đi nữa, theme có long lanh toàn ảnh “lừa tình” thì cũng chỉ là đồ đi mượn, teen mình có thể sống cả đời với đồ đi mượn chăng?

(Theo Kenh14)
-->đọc tiếp...

Tâm sự của các Sao về Blog

Không ai phủ nhận được rằng Blog là một trong những công cụ giúp cho các Sao gần gũi với công chúng, với khán giả của mình nhất tuy nhiên từ đó cũng có lắm vui buồn. Hãy lắng nghe họ chia sẻ..

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn :
Những cảm xúc như ban đầu không còn...



"Thời gian đầu khi tạo blog không một ngày nào tôi không vào để đọc những comment mà các bạn gửi cho tôi. Tôi hay đưa các bài nhạc vào đó, chia sẻ cảm xúc của mình cùng các bạn qua mỗi entry và rất vui khi hàng ngày nhận được từ các bạn rất nhiều lời động viên, góp ý. Nhưng bây giờ tôi không làm thế nữa vì hiện tượng Auto comment tràn lan, thành ra những xúc cảm dành cho blog cũng không như ban đầu và những người bạn online thật sự cũng không còn."

Ca sĩ - nhạc sĩ Bằng Cường : Blog như một người bạn thân !

"Trước kia Cường không biết gì về máy tính cả nên thấy mọi người cứ tốn thời gian để chat, lên mạng 3-4 tiếng là .. ghét. Nhưng rồi Cường cũng làm quen dần và thấy mê luôn. Ngay sau đó được một người bạn tạo Blog cho, lúc đầu không biết nó là gì, có ý nghĩa gì nên Cường bỏ luôn Blog. Có lần những người bạn chỉ cho Cường lên Goolge search tên của mình, Cường bất ngờ lắm vì có quá nhiều thông tin và cái Blog bị Cường quên lãng xuất hiện. Cường vào đó thì thấy các bạn gửi tin nhắn, add Blog và cả... trách móc nữa, nhiều lắm. Vậy là những người bạn lại chỉ cho Cường cách sử dụng Blog."



"Đến bây giờ thì Blog như một người bạn thân của Cường vì những tâm sự của mình về cuộc sống cá nhân, về gia đình, người thân, công việc v..v.. Cường đều vào Blog chia sẻ cùng các bạn. Nó như một cầu nối giúp Cường đến gần với công chúng hơn và cũng ở đó Cường đã có thêm rất nhiều bạn bè"

Ca sĩ Khánh Phương : Blog cũng phản ánh phần nào đó về dư luận xã hội ảo.

"Lúc trước Phương chỉ biết blog là một dạng nhật ký trên mạng thôi nhưng thấy nhiều người xài và khen nên mình cũng... thử. Phương là một trong những ca sĩ làm blog trễ nhất, đến đầu năm 2008 vừa rồi mới hoạt động. Ban đầu Phương chưa rành lắm nhưng khi dành thời gian chăm sóc cho nó thì mình thấy nó có giá trị rất lớn như là được nhiều người biết đến Khánh Phương hơn, có nhiều bạn bè hơn, những bài hát và hình ảnh được truyền đi rất mau chóng và rộng rãi."



"Có một kỷ niệm với blog mà Phương chắc sẽ nhớ mãi mà Phương không biết là vui hay buồn, đấy là lần Phương đưa một ca khúc lên, 3 ngày sau Phương vào lại thì có tới 400 comments. Cũng có người khen, người chê nhưng vì đó là một bài hát đụng chạm tới một số fans của một nhóm nhạc nước ngoài cho nên họ không được bình tĩnh lắm. Tuy nhiên qua đấy Phương thấy ở blog mình có thể chia sẻ mọi thứ và nhận được mọi cảm nghĩ người ta nghĩ về mình, nó cũng cho thấy một phần nào đó về dư luận của xã hội ảo.

Ca sĩ Phạm Duy - Trưởng nhóm Nét Nhạc Mới : Blog cũng rất tiện lợi và hữu ích.




Trước đây mình có ý định làm một website cho nhóm nhưng một người bạn của mình đã bảo "Không cần đâu, bây giờ người ta dùng Blog hết cả". Lúc đó mình cũng chưa biết nhiều lắm về blog nhưng sau một thời gian tìm hiểu mình thấy rất thú vị. Quả thực nó rất tiện lợi và hữu ích cho mọi người. Như riêng cá nhân mình hay nhóm của mình muốn đưa những thông tin mới để mọi người biết đến và muốn giao lưu với các fans cũng là nhờ Blog đấy chứ

VTC NEW
-->đọc tiếp...

Blog và những cuộc "show hàng thầm kín"

Nếu theo dõi blog lâu ngày, bỗng phát hiện ra rằng, trong cộng đồng blog cũng có sự phân chia và sàng lọc tự nhiên, theo kiểu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Và những trang blog đen cũng tự tìm đến nhau, kết thành từng mảng một.

Và cộng đồng này đang được coi là cộng đồng sôi động nhất blog. Và có vẻ như blog đang là nơi đáng tin nhất cho sự chia sẻ của họ về sex và giới tính. Dân bloggers gọi đó là những cuộc "show hàng thầm kín".

Năm 2008 chứng kiến một "cơn khủng hoảng" của blog Yahoo tại Việt Nam, bằng chứng là đến thời điểm này phiên bản Yahoo! 360 tiếp tục bị lỗi. Yahoo! 360 bị lỗi khá lâu, một số blogger bị mất quyền kiểm soát vì bị lấy mất password, sau đó đã được Yahoo "vá lỗ hổng", nhưng cho đến nay những lỗi khi truy cập và comment vẫn thường xuyên diễn ra.

Thêm vào đó, Yahoo! Việt Nam tung ra một phiên bản blog tiếng Việt từ đầu năm, những mong thay thế phiên bản cũ, nhưng đã gần như thất bại hoàn toàn khi người sử dụng quay lưng vì thiếu tiện ích và chất lượng dịch vụ kém. Đã có rất nhiều bloggers ngừng chăm sóc blog và chuyển sang mạng blog khác. Nhưng số lượng người "trung thành" với ngôi nhà Yahoo! 360 vẫn còn rất nhiều. Và vì thế, khi nói đến blog, và muốn blog lan toả nhanh, người ta vẫn buộc phải liên quan đến Yahoo! 360.


Một blog sex đình đám trên mạng


Nếu dạo blog sẽ thấy, càng ngày càng ít đi những blog trung tính, nhạt nhẽo và… không để làm gì. Ngày càng nhiều những blog thể hiện rõ mục đích của mình hơn. Trước hết là "show hàng" theo nghĩa tích cực. Rất nhiều người muốn viết blog để chứng tỏ khả năng lập ngôn, phân tích và bình luận của mình. Hơn thế là muốn bày tỏ quan điểm cá nhân trước các vấn đề xã hội. Có không ít những bài viết có giá trị, có những thông tin mà người viết (blogger) vốn là nhà nghiên cứu hoặc nhà văn, hoặc những người có tri thức cao, đã đưa lên blog của mình. Chúng không thể có trên bất cứ tờ báo nào.

Một số blog khác chỉ để đăng tải những tác phẩm văn học nghệ thuật, dân nhiếp ảnh đăng ảnh mình chụp, dân văn chương thơ phú, truyện ngắn, đàm luận văn chương. Đó là cuộc sống khá cởi mở và dư luận đa chiều. Nó giúp cho người ta có được cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau… Nhưng nếu tính tỷ lệ thì con số blog "hàng hiệu" ấy đếm trên đầu ngón tay. Còn lại, những blog đen, blog nhảm lại chiếm tỷ lệ áp đảo hơn. Đó chính là câu chuyện của ngày hôm nay, khi người ta có thể "giải quyết ân oán" trên blog và cũng có thể khoe những nơi rất kín ở một môi trường luôn có sự "lồng lộng" của con mắt thứ ba.

Blog đen có bạn của blog đen và blog nhảm có bạn của blog nhảm. Những blog của các em bé teen thích show hàng theo kiểu vạch áo khoe ngực, mặc váy ngắn khoe nội y hoặc là những cảnh ôm hôn học đường, giống như những cú sốc nhẹ trên thế giới ảo. Thực ra nó cũng là chuyện bình thường khi học sinh bị ràng buộc quá lâu trong một khuôn khổ và muốn phá cách chút chơi trên blog với suy nghĩ thầy cô, phụ huynh xa lạ với mạng và không ai có thể biết được trò quậy của mình. Nó trở nên nghiêm trọng khi có những bài báo thổi phồng và coi đó là tệ nạn và các bạn trẻ nhanh chóng trở thành ""tội đồ, teen xấu xí".

Thế nhưng, những blog về dân chơi không còn "hot" nữa, bởi quá nhiều bloggers câu pageviews bằng những bài viết nửa tỉnh nửa say, nửa thật nửa giả. Thêm vào đó là báo chí cũng coi đây là đề tài hấp dẫn, liên tiếp có những bài báo về sự ăn chơi của giới này. Kết quả là gây phản cảm, mất lòng tin. Nhưng entry về "dân chơi" nếu không khéo dựng và cao tay, sẽ gặp sự phản ứng quyết liệt, đó là sự lạnh nhạt, không bình luận. Đó là cách câu pageviews "hạ đẳng".

Nhìn vào công thức "câu khách" của các "hot blog" thì thấy có một điểm khá tương đồng. Đó là công thức những chuyện giật gân, kỳ bí, những chuyện nhảm nhí tiêu cực, những chuyện bôi đen xã hội và chuyện tình dục, sex, liên quan đến người nổi tiếng. Một ngôi sao cỡ Trần Quán Hy giúp cho những blog như Tắc Kè, Only U… tăng views đáng kể.

Và trên những blog này sẵn sàng dẫn đường link đến những nơi "cất giấu hàng nóng" cho thiên hạ mãn nhãn. Nhưng cũng blog này sẵn sàng dẫn những bài viết không có chứng cứ chắc chắn về những vấn đề tiêu cực của xã hội, không gì khác là thu hút người đọc. Có thể những chủ nhân blog này chỉ muốn chứng tỏ một điều rằng, họ có khả năng thu hút người khác dõi theo mình. Cũng là một cách để "show hàng" vậy.

Một cộng đồng khá lớn trên các blog đó chính là blog của giới đồng tính. Có những người đồng tính, nhưng không hề xuất hiện trên blog dưới hình thức này. Đặc điểm chung của blog mà giới đồng tính thường để "nhận ra nhau" đó chính là hình ảnh avatar rất… nóng. Toàn những thân thể đàn ông cường tráng và sexy. Chưa hết, trong những nội dung blog, thường bàn về chuyện tình dục, post những bức ảnh khỏa thân, những cảnh làm tình trắng trợn chỉ có trên những mạng phim sex.

Theo đường link của một người tên là L., người viết bài này đã lạc vào một blog được coi là "hot" nhất của giới đồng tính. Hầu như tất cả friend list của blog này đều là những blog sex, nghĩa là những blog đậm đặc tính đồi trụy, chỉ toàn những hình ảnh tục tĩu và những cảnh làm tình mà người bình thường xem sẽ... choáng váng. Một điểm dễ nhận thấy của những blog này là không xuất hiện hình ảnh thật mà thường là những hình ảnh người mẫu, diễn viên, ca sỹ nước ngoài, hay chí ít cũng là những gương mặt người mẫu nổi tiếng Việt Nam như B.M, Đ.T…

L. nói, hiếm có người dám tung hình ảnh thật của mình trên những blog dạng này. Bởi bản thân họ ngoài đời là những người không bình thường nhưng hầu hết được giấu trong những vỏ bọc sạch sẽ. Thậm chí, có người buổi sáng vẫn đường hoàng đến lớp dạy sinh viên, nhưng đến chiều đã đến bể bơi tìm bạn tình và buổi tối lên mạng "đong hàng", lập ra những blog giả chỉ để post những tấm hình bậy bạ và những truyện thuộc diện "truyện người lớn".

Cuộc sống hai mặt khiến họ cảm thấy rất khổ tâm và chỉ còn biết cách trút lên blog. Thế nên không có gì lạ lùng khi có những bài viết trên blog như thế này: "Sáng nay ở ngã ba đèn đỏ, tự dưng gặp hoàng tử đẹp trai quá thể, thân hình hấp dẫn quá thôi. Ước gì được ngủ trong tay người ấy. Đến trưa đi ăn cơm, trời lại thương, lại gặp được hoàng tử ấy. Hoàng tử nhìn mình, muốn rụng tim. Nhưng mình không dám nói lời làm quen. Phải làm sao đây? Các bạn tư vấn giúp mình nhé?".

Nghĩa là chính những người này hoang mang và không tự tin vào bản thân mình. Họ muốn dựa dẫm vào những lời an ủi, động viên trên mạng. Nhưng họ không dám đối diện với sự thật (dù chỉ là sự thật trên Internet), là họ công khai giới tính của mình. Có những người suốt ngày nói về đạo đức và triết học, nhưng đêm đến họ là những người khác, đi tìm kiếm những thú vui trần trụi và có phần bệnh hoạn trên các trang blog.

Chưa hết, trên cộng đồng blog của những người đồng tính còn tồn tại những cách làm quen rất giống với những cuộc trao đổi, mua bán dâm. Có kẻ lập blog với lời rao: "Cần bán… trinh để lấy tiền đi học". Có kẻ thì nói những ngôn ngữ bệnh hoạn hơn với những lời "rao tình" trắng trợn và thô tục. Và để lại nick Yahoo Messenger, số điện thoại để liên lạc.

Trên một blog có tên… Masseur, thoạt tiên tưởng đó là một blog nghiêm túc của một tiệm massage, vật lý trị liệu, cũng với những thông tin về dịch vụ, giá cả và… hiệu quả của dịch vụ. Nhưng nếu để ý kỹ thì thấy đây là hình thức môi giới mại dâm mới. Số điện thoại được đăng công khai trên blog và người làm blog này còn cố tình "gài": "Việc thỏa thuận giữa khách và nhân viên là chuyện bí mật, không liên quan đến chuyện mại dâm". Nhưng rõ ràng, blog đã và đang là môi trường để cho hoạt động mại dâm trá hình trong cộng đồng phức tạp này phát triển.

Có thể nói, blog đang là nơi "nương náu" của những trò bệnh hoạn. Có lẽ đã là cũ, nhưng vẫn cần nhắc lại rằng, chính những người đồng tính nghiêm túc đều phản ứng khá dữ dội về những trào lưu hoặc những gì lợi dụng, bóp méo đời sống của họ. Chính những blog kiểu này đã làm gia tăng kỳ thị xã hội về giới đồng tính.

Và dù chỉ một lần lướt qua những trang blog này, hẳn nhiều người sẽ mang một nỗi ám ảnh rất nặng nề về những người đồng tính xấu xa. Và người ta được quyền đặt ra câu hỏi, phải chăng, khi trở về với "bản năng gốc", người đồng tính có nhu cầu "show hàng thầm kín" một cách mãnh liệt như vậy?

Khi những clip về chuyện phòng the của một nữ diễn viên bị phát tán qua blog, người ta đã nghĩ đến việc phải tìm cách truy tìm bằng được thủ phạm. Nhưng với những trang blog ngày càng dễ thực hiện, hình ảnh chỉ cần search trên các trang tìm kiếm tiện ích, có cả video lẫn những bức ảnh nóng bỏng chuyện ái tình, quản lý chúng là câu chuyện dài. Nhưng Yahoo đã chính thức có mặt tại Việt Nam và việc tìm ra địa chỉ chính xác của chủ nhân những blog này không phải là khó khăn.

Có lẽ, đã đến lúc cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, rằng những blog đen này cần được xóa bỏ. Và xóa bỏ nó vào thời điểm hiện tại, chỉ cần có sự bắt tay của lực lượng hữu quan và Yahoo Việt Nam.

(Theo Công An Nhân Dân)
-->đọc tiếp...

Tại sao teen thích "blog giả"?

Sau một lần xuất hiện trên báo, blog của T. - một nữ sinh khá nổi đã bị "bom" bởi hơn 200 cái comment chửi bới từ một địa chỉ blog giả có cái tên "bupbe"...

Tầm quan trọng của blog hiện nay không còn bất cứ ai có thể phủ nhận được nữa. Sức mạnh và sự ảnh hưởng của Blog được thể hiện ở nhiều lãnh vực: Blog là nơi chia sẻ những tâm sự rất đời thường của mọi người, là nơi để kết bạn, làm quen …Thậm chí nhờ sự phát triển của blog mà kéo theo muôn vàn những sự kiện và những nhân vật nổi tiếng trước đây chưa bao giờ có như: sự nổi tiếng của các Hot blogger, kiếm tiền bằng cách viết entry…

Tuy nhiên, với việc số lượng blog sẽ không bao giờ hạn chế, Teen có thể tha hồ tạo nhiều tài khoản blog khác nhau mà không có bất cứ ai có thể kiểm soát đã tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực. Nổi bật nhất chính là việc nhiều bạn đã tạo nhiều Blog giả khác nhau nhưng lại với mục đích không hề trong sáng chút nào.

Tạo Blog giả để “khủng bố”

Teen tạo blog giả để khủng bố ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ những người không nổi tiếng đến những người nổi tiếng, từ những người quen biết đến những người không quen biết, chỉ cần các bạn ấy thấy ghét thì đều bị chửi tuốt.


Một dạng blog giả để chửi bới


Thanh Hà (lớp 11A6 trường NTH) tâm sự: “Không hiểu mình mắc tội với ai mà suốt cả thời gian dài hồi tháng 8 mình bị những Blog lạ vào comment với lời lẽ rất khiếm nhã. Vào những Blog đó xem chủ nhân là ai để hỏi rõ ngọn ngành, thì thấy chỉ trơ trọi cái avata duy nhất là hình của một diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng, còn lại thì trống hoác, không friendslist, không entry… Cứ như thế suốt mấy tuần liền, mình sợ quá nên để comment ở chế độ “just friends” thì mới hết bị chửi.”

Còn nhớ một trường hợp khác, cách đây vài tuần một cô bé hot blogger nổi tiếng được phỏng vấn trên báo, mặc dù sau đó cô bé kết thêm được nhiều bạn nhưng cũng không thể tránh khỏi một vài “antiblogger” vào những entry của cô bé để chửi với những lời lẽ thô tục và trước khi bỏ đi không quên spam thêm mấy chục cái.

Tạo Blog giả để tạo độ “hot” cho Blog chính

Đối với nhiều bạn, Blog không chỉ đơn thuần là nơi để tâm sự, viết nhật ký, nơi để giao lưu bạn bè…, mà Blog còn là nơi để thể hiện “đẳng cấp” của mình. Để trở thành một Hot blogger thì không những chủ nhân của Blog phải sở hữu những hình ảnh đẹp, những entry mang tính chất “thời sự nóng bỏng” mà nó còn phải được thể hiện ở lượt comment dồi dào và nhất là Pageview phải cao ngất ngưởng.

Có lẽ cũng chính vì thế mà nhiều bạn đã cố tình tạo nhiều Blog giả để tự tay mình comment vào Blog mà mình muốn “lăng xê”, tạo tình trạng “ra vô tấp nập”, gây ấn tượng choáng cho những ai “vô tình” ghé xem Blog. Đương nhiên, các blogger khác chẳng có ai quan tâm đến những blog giả đó làm gì, người ta chỉ nhìn vào các quick comment cách vài giây là có những comment mới ra vẻ chủ nhân blog rất “Hot” như: “Mình rất yêu bạn đéy”, “9 day”, “Bạn thật là dễ thương, cho mình làm quen nhé!” là cảm thấy rất là ấn tượng với chủ nhân blog rồi.

Với cách làm này, chẳng những Blog trở nên rất “xôm tụ” mà còn làm cho Pageview tăng lên một cách đáng kể mà không sợ ai nghi ngờ con số Pageview ảo đó. Ừ thì “nhiều người” vào comment thế kia mà!

Tạo Blog giả để “vote”.

Nắm bắt được tầm quan trọng của Blog, không ít các cuộc thi trong vòng sơ loại đã quy định cách thức “vote” thông qua Blog. Và đương nhiên, để tên của mình đứng chễm chệ ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng, dành ưu tiên bước vào vòng trong thì ngoài việc các thí sinh vận động gia đình và bạn bè “vote” thì còn tự mình tạo Blog giả để “vote” cho nó hoành tráng.


Comment bẩn từ blog giả


Thật ra, ở các cuộc thi, “vote” trong Blog chỉ là một tiêu chí nhỏ để các Ban giám khảo làm tiền đề lựa chọn các thí sinh bước vào vòng trong. Đó là lý do có những bạn sở hữu một mức điểm “vote” cao chót vót nhưng lại không được lọt vào vòng trong.
Cho nên, các bạn đừng quên rằng: Để có thể tự tin vượt qua vòng sơ tuyển thì các bạn phải dựa vào tài năng và khả năng của chính bản thân mình, đừng phí thời gian cho những trò “vote” ảo.

Lời kết.

Gía như các blogger biết “tiết kiệm” một chút, không phí phạm thời gian ở những hành động lãng xẹt vô ích đó, dành thời gian tạo Blog giả để học hành, tham gia các hoạt động xã hội và chứng tỏ bản lĩnh khi tham gia mọi cuộc thi thì thật tuyệt vời. Thử nghĩ xem, nếu bạn đoạt một giải thưởng nào đó về học tập hay văn nghệ, thể hao và khoe trên Blog thì chắc hẳn Blog của các bạn cũng sẽ “hot” không kém ai đâu!

(Theo Kênh14)
-->đọc tiếp...

Hot girl ứng xử trước nạn blog giả và comment bẩn

Càng xinh đẹp, có tài và nổi tiếng thì những Hot girl lại càng dễ bị “soi”. Midu từng rất buồn vì blog giả danh mình, mới đây, entry của bạn ấy còn bị spam bởi cả trăm comment “bẩn”….

Hết blog giả tới comment bẩn


Blog giả này của Midu đã tồn tại trong một thời gian khá lâu. Cứ khi nào Midu cập nhật hình ảnh nào mới là ngay lập tức trên blog giả cũng có ngay hình ảnh đó.

Chủ nhân blog này còn tận dụng mối quan hệ của Midu trong giới nghệ thuật để chủ động đi add blog của rất nhiều người nổi tiếng và viết text cho họ. Không ít người đã bị “lừa”, tưởng đó là blog của Midu thật nên đã viết text lại, comment bình thường.


Blog giả hoạt động như blog thật


Nhiều bạn teen yêu quý Midu cũng tưởng đây là blog thật. Cho tới nay thì lượng friends của blog này đã lên tới 252 người. Nhiều người trong số đó vẫn chưa hề biết mình đã add phải một blog giả.



Midu rất chăm viết blog và coi blog như một nơi để chia sẻ cảm xúc, tâm sự cá nhân của mình với bạn bè nên cô hầu như cập nhật thông tin liên tục trên đây. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà vẫn có những người “khó chịu”, lập cả blog nặc danh để vào “spam” comment bẩn bằng những lời lẽ rất thô tục. Entry mới nhất của Midu đã bị spam bởi hơn trăm comment như thế.


Midu không phải là trường hợp hot teen đầu tiên bị làm blog giả và comment bẩn, nhưng có lẽ cô bạn là nạn nhân mới nhất của trào lưu rất đáng bị lên án này.

Ứng xử trước trào lưu xấu

Ban đầu, Midu đã chọn cách im lặng khi biết có thông tin blog giả của mình. Midu chỉ nghĩ rằng đó là một người nào đó yêu quý Midu và làm blog thôi. Nhưng khi nhìn thấy blog đó đã “lừa” được rất nhiều người quen biết của Midu trong giới nghệ thuật thì cô bạn đã không thể im lặng được nữa.


Những comment "bẩn" trong entry mới của Midu


Và Midu phải lên tiếng ngay trên chính blog của mình.

“Điều đáng buồn nhất là dùng mối quan hệ của mình trong giới nghệ thuật, blog giả đã add blog được khá nhiều những người bạn trong giới , rồi viết text qua lại . Riêng với mình thì không sao nhưng mình chỉ thật sự cảm thấy không vui chút nào khi những người bạn chung quanh mình bị lừa như thế. Đó là chưa kể đến một lúc nào đó sẽ dùng danh nghĩa mình để làm những chuyện không hay khác làm ảnh hưởng đến mọi người và cả bản thân mình

“Mình nghĩ cũng đã đến lúc làm rõ ràng chuyện này để tránh mọi người không bị lừa nữa.

Nếu bạn là người tạo ra blog giả của mình... Mình biết bạn vẫn thường xuyên đọc những entry của mình, mình biết bạn tạo blog giả cũng không phải nhằm mục đích xấu nhưng bạn biết không, những người bạn của mình ,trong đó có cả những người mà bạn hâm mộ và yêu thích đều đang bị bạn lừa đấy. Mỗi người đều có một cuộc sống và suy nghĩ riêng mình , sao bạn lại phải là một bản sao của người khác , đúng không? Mình cám ơn bạn vì mình đã đọc những dòng cm và câu text của bạn dành cho những người bạn của mình..Nếu bạn tạo một blog riêng, mình hi vọng sẽ được làm một người bạn nằm trong friendlist của bạn.”

Midu cũng không tìm cách xóa những comment xấu trên entry mới nhất. Cô bạn giải thích: “Mục đích của những người spam bằng comment bẩn như thế là muốn mình tức tối, cuống cuồng xóa những comment đó đi, mình càng cố gắng xóa thì họ lại càng nghĩ đã đạt được mục đích. Vì thế nên mình cứ để nguyên và phớt lờ nó đi."


Midu đã chọn cách ứng xử bình tĩnh và thông minh trước trào lưu xấu này.


Mình cũng không sợ bạn bè hiểu lầm đâu vì bất cứ người bạn nào của mình khi vào blog đọc entry cũng có thể đọc được những comment spam đó và ngay lập tức họ sẽ hiểu đó là comment với ý đồ xấu. Và sự thật là trong những ngày qua mình đã nhận được sự động viên của rất nhiều người”.

Phớt lờ những comment xấu và tìm sự chia sẻ động viên ở những người bạn, đó là cách Midu đã lựa chọn để ứng xử với “sự cố” không hề mong muốn này. Mặc dù ban đầu hơi buồn, nhưng Midu cũng đón nhận nó với thái độ bình thường vì một lí do đơn giản: “trong cuộc sống, có người thích và cũng có người không thích, đố kị với mình. Đó cũng là chuyện bình thường thôi”.

Cô bạn đã viết trong entry:

“Mấy hôm nay mình nhận được nhiều thư, quà, thiệp và cả những lời động viên của các bạn, chẳng hiểu sao lại thấy vui ...

Trích một bức mail của một người chị mà mình chưa quen nhưng chị đã đọc hết những entry của mình từ lúc mình còn là một con bé lớp 12

"Chị rất nhớ một câu em viết đại thể là: em đang rất mệt mỏi nhưng vẫn cố tỏ ra xinh tươi để đi casting. Đó chính là nỗi khổ tâm đằng sau lớp phấn son xinh đẹp, nhưng em vượt qua được, chị biết đến được với nghệ thuật em phải vượt qua áp lực gia đình rất lớn. Nhưng em đã làm được. VẬY THì hôm nay em nhận được những lời nặng nhẹ vô văn hóa, HÃY MẠNH MẼ mà vượt qua, dù đôi khi bản thân mình cũng tự hỏi mình đã làm gì để đáng bị những lời đó đâu cơ chứ. Nhưng cuộc đời kì lạ lắm nó mang đến ngọt ngào từ sự quan tâm, nhưng cũng mang đến đố kị, bạc bẽo. Em hãy cố gắng nha, bình thản mà sống mà làm việc mình muốn.chị luôn ủng hộ em!"

Em cám ơn nhé, chị Khôi Nguyên!

Cũng còn khá nhiều những email chia sẻ đáng yêu như thế, để mình biết rằng những người bạn trên blog mình luôn quan tâm đến những dòng mình viết, những suy nghĩ của mình... không nhạt nhẽo chỉ là vô blog xem hình nhìn mặt...”



Bạn biết không? Midu không phải là người duy nhất mà teen yêu quý đã bị viết blog giả và bị spam bởi comment bẩn. Sau những công việc bận rộn thì ai cũng mong muốn có một nơi để có thể chia sẻ những suy nghĩ, những thông tin hình ảnh về mình với bạn bè. Rất nhiều người đã chọn blog. Midu hay một người nổi tiếng nào đó cũng vậy thôi.



Và giống như tất cả mọi nguời, không ai mong muốn rằng những thông tin, hình ảnh đó của mình lại bị một kẻ nào đó lợi dụng để câu sự chú ý hay đi lừa phỉnh những người xung quanh.


Và chắc chắn, họ sẽ cảm thấy buồn khi vừa viết xong entry – chẳng hề đụng chạm đến ai – lại phải nhận lại những comment thô tục đầy xúc phạm.


Bạn không bắt buộc phải yêu quý họ và chú ý đến họ, nếu bạn không muốn điều đó. Nhưng hãy tôn trọng những riêng tư cá nhân của người khác. Đó là điều tối thiểu bạn nên làm.

Một số hình ảnh mới của Midu chụp trong đợt nghỉ vừa qua:






Theo Kenh14
-->đọc tiếp...

Blogger: Những lát cắt cuộc sống

Bảy năm sau khi đến thành phố, cô sinh viên yếu đuối, nhẹ dạ, có con ngoài giá thú, bị chối bỏ, thậm chí bị đẩy đến đường cùng ngày nào, đã trở thành một hot blogger, tự cho mình lần lượt nghỉ việc ở 15 công ty...



Đây là câu chuyện trong tiểu thuyết mới ra mắt của nhà văn Phong Điệp, Blogger.

Blogger là một câu chuyện dài ôm trong mình những lát cắt nhỏ, mà như tác giả dẫn dắt thì mỗi lát cắt đó là một entry trong blog. Mỗi entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở.

Ở đây, là cuộc sống nham nhở chốn thị thành. Một cuộc sống với những góc u mê bị bóc trần với những gì hiện thực nhất có thể. Ở kia, là cuộc sống ngột ngạt trong một môi trường làm việc, mà ở đó người ta sẵn sàng giẫm đạp lên nhau, làm tổn thương nhau để rồi hả hê với những nỗi ích kỷ bé mọn rất tầm thường... Nhưng đó là sự thật, là những cái nhìn thật và những phản ánh thật về cuộc sống này, chạm vào cả những góc sâu nhất trong dòng đời lúc nào cũng đủ đầy hỉ, nộ, ái, ố.

Không cần phải chờ đến những dòng cuối của câu chuyện, độc giả cũng có thể hiểu được vì sao một cô gái sau 7 năm sống ở phố lại bị bào mòn đi những trong trẻo thánh thiện của nhân tâm. Không chỉ có thế, dưới danh nghĩa là một blogger, những chấn động tâm lý, những hoang mang, đổ vỡ đức tin giống như một mạch suối chứa chan chảy, như một nhu cầu không chỉ tự thân giải thoát mà phải được chia sẻ của tác giả cho độc giả, những chia sẻ thật thà đến không thể hoài nghi.

Sau tập truyện ngắn Kẻ dự phần, xuất bản năm 2008, nhà văn trẻ Phong Điệp đã dồn nhiều thời gian, tâm sức cho cuốn tiểu thuyết này của mình. Blogger do NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Bách Việt ấn hành tháng 3-2009.

Theo Người lao động
-->đọc tiếp...
 

Diem Tin Blog. Design By: SkinCorner