Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

Khi blogger “câu khách” bằng “mọi giá”

Hưng tái mặt khi thấy đoạn video clip quay chính mình trên blog của Khải. Cách đây mấy hôm, trong lúc cùng công ty đi hát karaoke, cậu đã cao hứng hát và thực hiện một vài động tác “nhạy cảm”. Clip đó thu hút được số comment (nhận xét) kỷ lục trên blog của Khải.


Để tăng pageview, một số đã tìm đến những thủ thuật hút khách, trong đó có cả những chiêu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người.

Đăng tin giật gân về bạn bè

Cũng kiểu câu khách "hồn nhiên" như Khải, là việc một nữ sinh đã phát tán video quay cảnh các bạn mình đang thay quần áo mà giới blogger và báo chí đã nhắc đến nhiều trong thời gian qua.



Những người trong cuộc đều biết mình bị ghi hình, nhưng họ không ngờ đoạn clip đó lại bị phát tán trên Internet. Blog của nữ sinh kia đã đạt lượng pageview không nhỏ, nhưng đổi lại là sự chê trách và có lẽ cả niềm tin của bạn bè.

Ở đâu đó trên blog, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những tấm hình ghi lại những phút dở khóc dở cười của bạn bè được đăng lên chỉ với mục đích "câu" comment của người xem. Khi nhân vật trong ảnh phát hiện ra thì đã muộn bởi thông tin đó không còn nằm yên trên blog mà đã bị sao chép sang nhiều trang khác.

Bóp méo thông tin

Chi và Hiếu có cảm tình với nhau từ năm thứ nhất. Hiếu nổi tiếng đẹp trai và ga lăng còn Chi cũng có không ít vệ tinh vây quanh. Tuy nhiên, sau gần một năm, Hiếu cảm thấy nhàm chán và muốn đi tìm niềm vui mới.

Đau khổ vì bị bỏ rơi, Chi bắt đầu lập kế hoạch trả thù. Cô mô tả trên blog các thói xấu của Hiếu theo kiểu nửa thật nửa phóng đại. Hiếu vốn được nhiều người quan tâm nên những thông tin này nhanh chóng được truyền tai nhau.

Chi ung dung ngắm lượng người truy cập vào blog của cô ngày một đông, còn Hiếu dù xấu hổ vẫn không dám lên tiếng thanh minh cho những nội dung sai sự thật.

Ngoài ra, một số kẻ giấu mặt còn đăng ảnh, số điện thoại, địa chỉ... của người khác lên blog với lời mời gọi "cô đơn tìm bạn", "available from 9 to 5" (sẵn sàng phục vụ từ 9h tối đến 5h sáng)...

Dù mục đích có thể khác nhau, như một trò đùa để hút khách, "câu" comment hay để trả thù... thì những nạn nhân kia cũng đã phải gặp nhiều phiền toái, thậm chí cả tai tiếng.

Giả danh và nhái blog



Mới là thành viên trên Yahoo 360 từ tháng 3
nhưng blog này đã đạt hơn 100.000 pageview nhờ mạo danh blog


Lại có người tự nhận mình là một diễn viên, ca sĩ hoặc anh họ, cháu ruột... của nhân vật nổi tiếng nào đó... Họ lập blog kể chuyện hậu trường, khó khăn trong công việc, những mối quan hệ riêng tư... với giọng điệu như thật khiến không ít người lầm tưởng và thường xuyên ghé thăm. Không chỉ người làm trong lĩnh vực nghệ thuật mà cả một số lãnh đạo cao cấp cũng bị mạo danh.

Bên cạnh đó, một chiêu tăng hit hiệu quả mà không mất nhiều công sức là nhái blog. "Bạn chỉ cần lập một tài khoản trên Yahoo 360, sau đó sang 'nhà' một blogger nổi tiếng, copy toàn bộ hồ sơ cá nhân, hình đại diện (avatar), hình nền (theme)... về.

Mỗi khi blogger này có bài viết mới, bạn lại lập tức cập nhật bài đó lên trang của mình", một chuyên gia về "nhân bản" blog hướng dẫn. "Nhiều người cũng biết đó là blog 'Dolly' nhưng do không có địa chỉ trang web của blogger kia nên họ chấp nhận truy cập blog giả vì suy cho cùng, họ vẫn có được mọi thông tin mình cần".

Sau một thời gian, cảm thấy hài lòng với lượt truy cập tích cóp được, chủ nhân blog nhái sẽ xóa toàn bộ thông tin cũ và xây dựng lại trang web từ đầu với số vốn là lượng hit kha khá.

(Theo VnE)
-->đọc tiếp...

Ngăn chặn nội dung xấu trên Blog, khó hay dễ?

Trong những ngày qua, dư luận và giới báo chí của Việt Nam đã được "thử tải" lần đầu tiên trước ảnh hưởng của cộng đồng blogger Việt Nam, với những nội dung được phát tán với tốc độ chóng mặt, khiến giới báo chí tốn không ít giấy mực phản ánh, cùng những luồng ý kiến tranh luận nảy lửa.

Vấn đề đang được đặt ra là tính chính xác trong nội dung của blog đến đâu, và ai sẽ chịu trách nhiệm về những thông tin xấu được phát tán trên đó?



Trong bài viết này, chúng tôi xin được đề cập tới khả năng ngăn chặn những nội dung xấu được phát tán trên blog. "Nội dung xấu" ở đây có thể hiểu là những nội dung không đúng sự thật, gây thiệt hại, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tài chính... của cá nhân hoặc tổ chức, hoặc những nội dung đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục, chống phá nhà nước... cần được ngăn chặn hành vi phát tán dưới mọi hình thức.

Blog, YM: Công cụ phát tán nội dung "siêu tốc"

Trong trường hợp đoạn video sex được phát tán trên các blog gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua, nếu cơ quan chức năng chỉ lần theo các thông tin có trên Internet để truy tìm thủ phạm thì sẽ gặp không ít khó khăn, chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Theo những thông tin PV thu thập được, một trong những nguồn đầu tiên phát tán đoạn video sex nói trên xuất phát từ một đường link dẫn tới dịch vụ chia sẻ video YouTube nổi tiếng của Google. Chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn chừng vài chục phút trong buổi tối ngày 11/10, đoạn video với dung lượng hơn 6MB này đã có hàng ngàn lượt xem, và ngay sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi YouTube.



Tuy nhiên, đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm phiên bản copy của đoạn video flash đó (định dạng .flv) đã được download về và chuyển đổi sang nhiều định dạng video số khác nhau như .wmv, .3gp... thuận tiện cho việc download và xem để tiếp tục "nhiệm vụ" đáp ứng sự hiếu kỳ của người dùng Internet. Từ đây, đoạn video sex được các "cư dân mạng" tò mò truyền tay nhau, phát tán theo cấp số nhân dưới nhiều hình thức, từ gửi link qua nhắn tin YM, post lên diễn đàn công cộng cho tới đưa lên các blog cá nhân để thu hút nhiều người đọc.

Nếu xét theo Pháp luật Việt Nam, tất cả những hành vi gửi đường link qua YM, post lên diễn đàn hay đưa các link, video clip vào blog để dẫn tới đoạn video sex đều bị coi là hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ

Truy tìm kẻ phát tán nội dung xấu trên mạng: Không đơn giản!

Giả sử mọi đầu mối phát tán đều dẫn ngược về đoạn video sex lên YouTube, và cơ quan điều tra tại Việt Nam cần truy tìm kẻ đã upload nó lên. Nếu đó là một account YouTube có đầy đủ thông tin cá nhân chính xác, có upload nhiều video clip cá nhân khác giúp xác định được danh tính chủ nhân thì mọi việc sẽ đơn giản. Nhưng nếu không, và kẻ phát tán chỉ vừa tạo tài khoản nhằm mục đích đưa đoạn video sex lên rồi bỏ luôn account đó đi, cơ quan điều tra sẽ cần phải phối hợp với ban quản trị dịch vụ YouTube để truy tìm địa chỉ IP tại Việt Nam của thủ phạm.

Việc phối hợp với các dịch vụ Internet nổi tiếng của Mỹ như YouTube của Google hay Blog 360o của Yahoo! để truy tìm dấu vết thủ phạm vẫn là chuyện chưa có tiền lệ tại Việt Nam, nếu không muốn nói là vẫn quá xa vời đối với cơ quan quản lý về Internet và an ninh mạng tại nước ta. Đây là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ theo thời gian thực từ nhiều phía, kể cả bằng các biện pháp ngoại giao phản ứng nhanh chóng.


Các comment của entry về clip xxx của diễn viên TL
đã trở thành một diễn đàn thực sự, với rất nhiều người
upload lại lên rapidshare.com (dịch vụ chia sẻ file không kiểm duyệt nội dung file video như YouTube)
để "chia sẻ", "phục vụ" các blogger khác.


Đó là chưa kể đến khả năng thủ phạm là kẻ có trình độ máy tính cao, sử dụng các hình thức như fake IP, dùng vài tầng dịch vụ proxy để che giấu địa chỉ IP thật của mình, hoặc gửi một người ở nước ngoài nhờ post đoạn clip lên YouTube rồi phát tán đường link. Thậm chí, khi có được địa chỉ IP của thủ phạm tại Việt Nam, công việc điều tra vẫn có thể rơi vào bế tắc nếu đó là một hàng Internet công cộng hoặc một quán Cafe Wi-Fi thông thường.

Theo một chuyên gia an ninh mạng tại Việt Nam, việc điều tra kẻ phát tán đoạn video sex nói trên có thể sẽ không khả thi nếu chỉ theo hướng truy tìm dấu vết trên Internet. Trong trường hợp này, quá trình điều tra nên bắt nguồn từ chính bản gốc của đoạn video và những đối tượng liên quan trực tiếp, có khả năng tiếp cận và sao chép đoạn video đó. Trên thực tế, cơ quan Công an cũng đã tiến hành xác minh thủ phạm phát tán theo hướng này.

Có thể kết án khi blogger phạm pháp

Những quốc gia phát triển về Internet như Mỹ hay châu Âu đều đã có các hình thức tố tụng pháp lý và những bản án đối với những hành vi đưa nội dung xấu, phạm pháp lên blog nói riêng và Internet nói chung. Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng, tác hại do nội dung xấu được phát tán trên blog, chủ nhân có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.

Điều đáng nói là hiện tượng lợi dụng sự tự do và khả năng nặc danh của blog để nói xấu, xúc phạm, lăng mạ, quấy rồi người khác đã trở thành vấn đề nhức nhối ở nhiều nước phát triển về Internet, tới mức người ta phải đưa ra một dự thảo về đạo đức trên blog toàn cầu. Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu của hiện tượng này, và rất cần có những cơ chế hành pháp đủ mạnh để blogger hiểu rằng mặc dù blog là thế giới ảo trên Internet, nhưng khi hành động trên blog của họ gây ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức khác ngoài đời thực, họ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Luật pháp của xã hội thực.



Điểm mấu chốt quan trọng để có thể chứng minh một công dân phạm pháp vì những hành động trên blog của họ chính là việc chứng minh được anh ta là tác giả của blog và những hành vi trên đó. Đối với những blogger nghiêm túc và sử dụng blog trong thời gian dài, nội dung được viết trên blog và sự tương tác, trao đổi thông tin với các blogger khác phần nào cũng có thể giúp xác định danh tính ngoài đời thực của blogger. Nhưng với những blog nặc danh, được đăng ký nick chỉ với mục đích phát tán các thông tin, nội dung xấu vi phạm pháp luật, nhà chức trách cần có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả và kịp thời.

Về mặt lý thuyết, ngay khi phát hiện hoạt động truy cập/download tăng vọt vào một địa chỉ web/blog có nội dung xấu, cơ quan quản lý có thể yêu cầu các ISP tại Việt Nam chặn hoạt động truy cập này, đồng thời liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo 360, YouTube... gỡ bỏ các nội dung xấu đó thông qua một kênh phối hợp trực tiếp.

Trách nhiệm của blogger với cộng đồng

Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ phát tán thông tin trên các blog, diễn đàn diễn ra rất nhanh, dẫn tới việc xác định nguồn gốc phát tán cũng như ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung trở nên rất khó khăn. Có rất nhiều blogger vì hiếu kỳ và ý thức pháp luật chưa tốt, đã vô tình tiếp tay cho hành vi phát tán nội dung đồi truỵ như đoạn video sex gây xôn xao dư luận mới đây.

Nhiều blogger sau khi thoả chí tò mò, vẫn tiếp tục bị "nhồi" quá nhiều tin nhắn YM, comment lên blog về những địa chỉ download đoạn video sex mới, cùng các địa chỉ blog cập nhật thông tin "vỉa hè" được đồn thổi tứ tung, đã phải treo status lên chat Yahoo rằng "Làm ơn đừng gửi đường link về TL cho tôi nữa...".

Nhiều blogger sau khi cập nhật thông tin khắp nơi về blog của mình để "tổng thuật" vụ scandal video sex của diễn viên nổi tiếng, đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì chẳng mang lại lợi ích gì thiết thực, ngoài những con số page view tăng vọt kèm theo những lời comment bậy bạ, thô tục của những blogger chưa từng quen biết.

Ở các quốc gia phát triển về Internet, khi một blog phát tán nội dung có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, các blogger khác sẽ phản ứng, thông báo vi phạm (Report Abuse) tới nhà cung cấp dịch vụ blog và cơ quan quản lý. Cộng đồng blogger nhờ đó tự tạo ra cho mình khả năng miễn nhiễm trước những thông tin xấu, làm tổn hại tới cá nhân, cộng đồng.


Một trong những blog có nhiều entry và tổng hợp nhiều "thông tin bên lề" nhất ngay từ khi vụ việc diễn ra, được nhiều blogger copy lại để đưa lên blog của mình


Lịch sử của blog đã có 10 năm. Nhưng với tuổi lên 2, cộng đồng blogger Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn chập chững, chưa có được sức đề kháng đủ mạnh để tự "miễn dịch" trước những nội dung độc hại như vậy.

Với khả năng liên kết cộng đồng và truyền tải thông tin rất nhanh, cộng đồng blogger Việt Nam đang hình thành một sức ép cạnh tranh nhất định với các phương tiện truyền thông đại chúng. Những phong trào vận động ủng hộ đồng bào bão lụt sau bão số 2, bão số 5 vừa qua, chia sẻ và tưởng niệm các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của cộng đồng blogger Việt đã tạo nên những hiệu ứng xã hội rất tích cực.

Sau những "trận sốt dịch" như scandal video sex vừa qua, mỗi blogger đều sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nói chung và giới blogger nói riêng, và tự nâng cao dần khả năng "đề kháng" của mình trước những thông tin xấu. Chính blogger Việt sẽ là những người giám sát, ngăn chặn nội dung xấu trên blog ngay khi nó vừa xuất hiện và phát tán, để bảo vệ cho quyền lợi thiết thực của chính họ.

(Theo VNN)
-->đọc tiếp...

Blog của thầy cô

Có những entry sẽ giúp bạn hiểu thêm về thầy cô rất nhiều... Hãy thử đọc một entry của cô Nguyễn Tuyết Nhung, GV dạy Văn trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11), một trong rất nhiều thầy cô thường xuyên viết blog, để thấy rung động trước những suy tư của thầy cô nhé!



Các thầy cô giáo dành những entry trong blog
nói về những học trò thân thương của mình.


Một trong những việc cần thiết của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cho học sinh viết Sơ yếu lí lịch. Từ công việc rất đỗi bình thường này, tôi nhận ra bao điều phải suy nghĩ.

Đầu tiên là chữ viết, trình bày. Mặc dù được tôi hướng dẫn và nhắc nhở, chỉ cần điền vào chỗ trống theo mẫu in sẵn nhưng không ít học sinh không ghi đủ những thông tin cần thiết như: ngày tháng năm, thiếu điểm TB năm học trước và kí tên không ghi họ tên. Tôi cũng không vui khi tờ Sơ yếu lí lịch lúc phát ra là tờ giấy sạch sẽ, thẳng thắn, vậy mà lúc nhận về có không ít tờ bôi xóa, nhàu nhàu. Những điều tưởng như rất nhỏ nhặt này cho thấy em đã là học sinh lớp 11 rồi nhưng chưa có ý thức về sự cẩn thận, em vẫn còn thiếu nghiêm túc với chính bản thân mình.

Đằng sau tờ Sơ yếu lí lịch còn làm tôi chạnh lòng. Đó là lúc tôi vừa bước ra khỏi lớp, có một em học sinh chạy theo hỏi: Cô ơi, phần địa chỉ của cha em không ghi được không? Tôi hỏi tại sao? Em trả lời: Vì em ở với mẹ. Cha mẹ em không còn liên lạc... Trong trường hợp này, tất nhiên tôi chấp nhận.

Đó cũng là lí do tại sao trong Sơ yếu lí lịch học sinh, tôi luôn để mục địa chỉ/số điện thoại liên lạc của cha và mẹ riêng. Chỉ nhìn vào đó, tôi có thể biết được phần nào hoàn cảnh gia đình các em. Dường như ngày nay, chuyện cha một nơi, mẹ một nẻo ngày càng nhiều. Những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi không còn chút liên lạc với ngay cả cha/mẹ ruột của chúng? Trong cuộc đời, con người bao lần phải viết Sơ yếu lí lịch. Mỗi lần như vậy, những trái tim non nớt, những tâm hồn bé bỏng này lại phải ngại ngần trước dòng chữ: Họ và tên cha?

Phần nguyện vọng với GVCN, đa số là: mong cô đổi chỗ cho em được ngồi gần bạn Q, mong cô cho em ngồi từ bàn 2 - bàn 3, mong cô dễ dãi với em, mong cô thương yêu và hiểu học sinh, mong cô không thiên vị, mong cô mãi mãi bên chúng em và lắng nghe những gì chúng em muốn nói, mong cô thương lớp nhiều nhiều, mong cô tổ chức giờ SHCN vui tươi, tạo không khí đoàn kết, mong cô..., mong cô... Và tôi cũng mong mỗi em hãy cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại để học tập thật tốt. Các em hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường bắt đầu từ những việc đơn giản nhất! Cuối cùng, tôi mong tôi có đủ sức khỏe, niềm tin và lòng yêu nghề để cùng các em đi trên con đường mình đã chọn.

Theo Blog của cô Tuyết Ngung (GV trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - Q.11, TP.HCM)
-->đọc tiếp...

Teen Việt “tấn công” vào Video blog

Cách đây không lâu, hiện tượng về chuỗi video clip nhật ký của nữ nhân vật có nickname Lonelygirl15 trên YouTube đã thu hút hàng triệu lượt truy cập và đưa tên tuổi Lonelygirl15 trở nên nổi tiếng toàn thế giới.


Ở nước ngoài, khái niệm video blog đã không còn quá lạ lẫm nhưng tại Việt Nam hiện nay, tuy chưa rõ rệt, nhưng đã hình thành một xu hướng tạo kênh quảng bá thông qua video blog trong giới ca sĩ, đặc biệt là các ca sĩ hướng đến “teen”.

Đón đầu làn sóng video blog đổ bộ

Sự xuất hiện của hai kênh MyTV (một dạng video blog) của Hải Yến (thí sinh tham gia Việt Nam Idol) và “Ngũ Long công chúa” (kết hợp 5 ca sĩ Lương Bích Hữu, Yến Trang, Yến Nhi, Bích Trâm và Minh Trang) trên website chia sẻ video trực tuyến “hàng nội” Clip.vn đã được khá đông người xem đón nhận.


Kênh MyTV chính thức của Hải Yến


Mặc dù các kênh MyTV này chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn gần đây và số lượng nội dung vẫn còn hạn chế, nhưng có vẻ như đây là một hướng giới thiệu hình ảnh khá độc đáo cho những ca sĩ hướng đến dòng nhạc dành cho giới trẻ.

“Teen” ngày nay đã quá quen thuộc với Internet, với blog. Cộng đồng khán thính giả trên môi trường trực tuyến đã hình thành với lượng thành viên không nhỏ. Sự thành công của Bảo Thy, Thùy Chi - những ca sĩ trẻ nổi tiếng nhờ Internet, các buổi offline rầm rộ của diễn đàn Yeah1, Yeuamnhac... ,sự hưởng ứng và lan truyền thông tin thật nhanh chóng qua môi trường mạng. Tất cả đều thể hiện cho một ý chung duy nhất: Internet là một kênh quảng bá tuyệt vời.

Trước đây giới ca sĩ Việt Namđã quen với việc viết blog chia sẻ cùng người hâm mộ qua Yahoo! 360o. So với blog thuần văn bản, video blog sinh động và phong phú hơn. Nội dung trên video blog không chỉ là các clip bài hát do ca sĩ trình bày, mà còn có cả clip hậu trường, clip trò chuyện giữa ca sĩ với fan... Chính những nội dung mang đậm tính cá nhân gần gũi này mới là đặc điểm thu hút được sự yêu thích và lượt truy cập từ cộng đồng khán thính giả trực tuyến.


Cũ người mới ta …

Tính ra, lúc này ca sĩ Việt Nam mới quan tâm đến kênh quảng bá video blog đã là “cũ” so với thế giới. Hãy thử dạo qua một số website của các công ty đào tạo ca sĩ trong nước, bạn sẽ có thể thấy ngay kênh video blog đã được họ chuẩn bị sẵn (mục Wepro TV trên website công ty Thế giới giải trí – WE Production, mục V!Blog trên website ca sĩ Hồ Ngọc Hà – do Music Faces Entertainment xây dựng), chỉ có điều tính năng này vẫn chưa được quan tâm và phát triển đúng mức, có khả năng là do hạn chế về công nghệ.

Trong bối cảnh như thế, những ca sĩ nhận thức được giá trị về mặt quảng bá của video blog có thể chọn các dịch vụ miễn phí như Clip.vn – tương tự trước đây người dùng trên toàn thế giới đã chọn YouTube. Mà đâu chỉ gói gọn trong giới ca sĩ, nếu thích, ngay từ bây giờ, bạn cũng có thể tạo một kênh video blog cho riêng mình để thể hiện khả năng ca hát, diễn xuất hay đơn giản chỉ muốn chia sẻ những suy nghĩ của bản thân một cách “cá tính” hơn như “tiền nhân” Lonelygirl15 đã thực hiện và thành công cách đây chỉ mới 1 năm, bạn nghĩ sao?

Xu hướng mới của teen năm 2009


MyTV của “Ngũ Long công chúa”


Mạng truyền hình xã hội (Video Social Network) đang ngày càng trở thành tâm điểm thu hút khán giả xem truyền hình, đặc biệt là các bạn tuổi teen. Đây là xu hướng giải trí “cực” teen của trong những năm tới. Ngoài quyền tự do lựa chọn chương trình giải trí thích hợp vào bất kỳ thời gian nào, teen còn có thể viết nhật ký video-blog hoặc chuyên nghiệp hơn là thiết lập kênh truyền hình cá nhân (MyTV), điều đó tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và lướt web của mỗi người. Sự tích cực của các chủ nhân “kênh truyền hình” này sẽ làm tăng lượt xem (views, pageviews) và điều này cũng cho thấy khả năng trở thành IC (Internet Celebrity - nhân vật nổi tiếng trên Internet) là rất gần.

Mạng truyền hình xã hội còn được xem là “khu rừng nguyên sinh”, ở đó có đủ hoa thơm cỏ lạ và cả những loài quí hiếm. Được hỗ trợ bằng công cụ tìm kiếm, người xem có thể khai thác một kho tàng phim bộ, phim lẻ, ca nhạc, hài kịch… ấy là chưa kể những chuyện bên lề của ngôi sao, ca sĩ, người mẫu và hàng loạt các câu chuyện mà do chính người xem “buôn chuyện” về mọi đề tài xã hội trong nước và quốc tế.

Sự hứng thú của người xem với mạng truyền hình xã hội là sự tự do tương tác vì mục đích cùng chia sẻ của những người chung sở thích. Khi phát hiện được điều mới mẻ hoặc khi sáng tạo ra những video clip tự chế, họ sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, sở thích chia sẻ đã trở thành sự liên kết không thể thiếu đối với công chúng xem mạng truyền hình xã hội.

Tên thật của Lonelygirl15 là Jessica Rose, một nữ diễn viên hẳn hoi ngoài đời. Dưới sự chỉ đạo có kế hoạch bài bản từ “đạo diễn” Miles Backett (là một bác sĩ) cùng chuyên gia sản xuất phim tại Hollywood: Ramesh Flinders, Jessica Rose đã cho ra lò gần 30 video clip thật hấp dẫn và lôi cuốn. Kết quả, cô được hãng thông tấn AP bầu chọn là một trong “10 hiện tượng trên YouTube của năm 2006” và đoạt luôn giải “Diễn viên trực tuyến xuất sắc nhất” ở Webby Awards 2007. Đồng thời Rose cũng đã ký hợp đồng với dự án truyền hình “E-lebrity” (Những nhân vật nổi tiếng qua Internet) của Mỹ. Vị “đạo diễn” Miles Backett thì tiếp tục với con đường sản xuất phim truyền hình đang thuận lợi cùng công ty LG15 Studio (viết tắt của Lonelygirl15 Studio) vừa thành lập. Có thể thấy những thành công kể trên của ê-kíp thực hiện chuỗi video clip Lonelygirl15 là một kết quả tất yếu khi họ nhìn nhận được vai trò “bệ phóng” của website YouTube nói riêng và các dịch vụ chia sẻ video trực tuyến nói chung.

Tạp chí Time bình chọn website YouTube là “Phát minh của năm 2006”, “Nhân vật của năm 2006” là You – tất cả người dùng Internet biết tận dụng dịch vụ chia sẻ video trực tuyến để thể hiện mình. Hai danh hiệu này càng khẳng định thêm tiềm năng về quảng bá và truyền thông của loại hình vlog (video blog).
-->đọc tiếp...

Triệu Vy: Hot blogger mới của Trung Quốc

Giống như cô bạn đồng nghiệp Từ Tịnh Lôi, “én nhỏ” đã “gia nhập” lực lượng hot blogger của Trung Quốc. Theo tổng kết mới đây của website Sohu, blog của Triệu Vy đã phá kỷ lục do Từ Tịnh Lôi nắm giữ 3 năm trước.

Tính đến ngày 18/3 vừa rồi, khoảng 25 ngày kể từ khi được lập, đã có hơn 10 triệu lượt truy cập vào blog của Triệu Vy. Con số này phá kỷ lục được lập hồi tháng 10/2005 của Từ Tịnh Lôi, một trong những blogger nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay. Ba năm trước, blog của Từ Tịnh Lôi đã đạt 10 triệu lượt truy cập sau 112 ngày.


Cũng như Từ Tịnh Lôi, blog của Triệu Vy chủ yếu chia sẻ những bức ảnh, những kinh nghiệm cá nhân cùng lịch làm việc của Triệu Vy.



Blog của Triệu Vy gồm những bức hình ghi lại khoảnh khắc “én nhỏ” đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè, và rất đời thường. Mới nhất là những bức hình Triệu Vy chụp tại LHP Saint Quentin ở Pháp. Hầu hết các entry đều có những bức ảnh chụp chân dung và cảnh đẹp khá thân thiện.



Hồi tháng 2 vừa rồi, Triệu Vy đã giới thiệu với các ký giả trong nước website mới của mình và rất mừng vì đã tìm được một địa chỉ tin cậy để chia sẻ với các fan.



Tính tới thời điểm này, blog của Triệu Vy mới có khoảng 13 bài viết nhưng đã thu hút hơn 20.000 comments. Trong đó, các fan đều bày tỏ niềm vui của họ về những thông tin mà “én nhỏ” chia sẻ.



Triệu Vy luôn chinh phục khán giả
trong cách giao tiếp cũng như cách viết blog, bởi vẻ đẹp thân thiện,
dân dã của cô.



Theo nhận định của các phóng viên Trung Quốc, rất nhiều ngôi sao nổi tiếng của nước này viết blog và dùng đây làm kênh thông tin chính để liên lạc với các fan.



Tuy nhiên, có tới 70% bài viết trên blog của họ là do đại diện hoặc người quản lý của họ thực hiện. Nhưng Triệu Vy là một ngoại lệ, cô tự tay chăm chút cho blog cá nhân của mình và đó là điều khiến các fan hứng thú và quan tâm tới blog của “én nhỏ”.


(Theo Dân trí/Sina)
-->đọc tiếp...

Nguyên tắc Vàng khi thăm blog

Hiện nay, Blog không còn xa lạ gì với teen. Dường như nó đã là ngôi nhà thứ hai của teen, ngày nào không lên thăm Blog là càm thấy ngứa ngáy, khó chiụ lắm. Nếu bạn biết những bí kíp khi vào Blog người khác đôi khi sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy!
Khi vào Blog người khác bạn không nên comment nhận xét chê themes hoặc avata của chủ nhân Blog ấy vì mỗi người có mỗi sở thích riêng, biết đâu đối với bạn là xấu nhưng đối với nghười ta là cả một nghệ thuật thì sao vì vậy "cấm" không được khen chê, bình phẩm về những chuyện tế nhị, cá nhân này!

Khi vào Blog bạn nên chọn quick comment là hình trái tim hoặc mặt cười để thể hiện thiện chí của bạn khi đến Blog người khác, một câu khen: "Ồ! Blog ban kute (dễ thương) quá!", hoặc: " Themes cá tính quá! " sẽ tạo cho chủ nhân Blog ấy rất vui đấy! Và quan trọng hơn hết là bạn đang tạo cho mình một sư thiện cảm và chắc chắn chủ nhân Blog ấy sẽ viếng thăm "nhà" bạn trong một ngày gần nhất đấy!



Hãy chứng tỏ mình là người khách lịch sự
khi viếng thăm blog của người khác bạn nhé !!!



Không nên spam Blog người khác cho dù bạn có ghét và không thích người đó đi chăng nữa vì đấy là một biểu hiện thiếu lịch sự khi vào Blog người khác. Người ta nói "hại người thì có ngày người hại lại" vì thế biết đâu một ngày nào đó bạn cũng bị spam lại thì sao? Vì thế tuyệt đối nói không với "spam!"

Khi vào Blog người khác tuyệt đối bạn không nên huyện thuyên giới thiệu về Blog bạn chẳng hạn như: "Qua comment cho Entry mới cho tớ!" hoặc "Qua Blog tớ xem! Đẹp lắm! Khi ấy chẳng những người ta không qua comment và thăm Blog bạn mà còn chửi thầm bạn là đồ vô duyên đấy! Chủ nhân Blog rất khó chịu khi bị bạn qua Blog họ mà huyên thuyên quảng cáo về Blog bạn vì thế nên tránh chuyện này xảy ra nhé!

Không nên tham gia vào các cuộc tranh cãi nhau trên Blog nếunhư Entry trong Blog của người đó đang nói xấu ai khác thì tốt nhất bạn không nên tham gia comment khi chưa biết rõ thực hư thế nào để tránh không bị lôi kéo vào một trò "hỗn loạn" sắp diễn ra trên thế giới ảo. Tốt nhất nếu Blog đó đang đại chiến thì bạn nên đi qua thôi chứ đừng dại dột vào comment vì nếu như xui rủi đụng chúng "sư tử Hà Đông" thì Blog bạn sẽ bị spam tan tành đó!

Khi vào Blog mà chưa biết gì rõ về người ta thì không nên để những câu đại loại như: "Em xinh và đáng yêu quá!" hoặc: "Anh đẹp trai quá! Đáng yêu quá!" vì lỡ như người ta có honey rồi thì bạn sẽ trở thành kẻ thù bất đắt dĩ của cô nàng hoặc anh chàng nào đó đấy! Hãy xem thật kĩ xem chủ nhân Blog ấy đang Lonely hay là đã có honey rồi thì mới nên comment như thế nhé! Thà chậm một chút mà tránh được tai hoạ khi vào Blog người khác!

Khi vào đọc Blog của người khác nhớ tặng cho họ những comment trong Entry thật chân thành nhất nhé! Không nên để những câu như:"Tớ đọc Entry rồi! Hay lắm!" hoặc như: "Entry này viết khá lắm!" vì như thế chủ nhân Blog sẽ phát hiện ra ngay rằng bạn không hề đọc Entry của họ mà chỉ comment cho có để tạo sự chú ý vào mong họ sẽ qua Blog bạn comment! Không có chuyện đó đâu nhé! Khi bạn chân thật với người ta thì bạn sẽ được đáp trả lại ngay thôi! Hãy comment sao cho thật lạ và bám sát với chủ để của Entry! Chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng với chủ nhân Blog đó nhé!

VTC NEW
-->đọc tiếp...

"Tự họa" chân dung Blogger 9x

Giới trẻ 9X được sinh ra trong giai đoạn nở rộ về công nghệ và thiết bị hiện đại, trong thời đại bùng nổ thông tin, Internet phát triển mạnh mẽ và vô cùng phổ biến. Phải nói rằng 9X ngày nay cũng rất giỏi, lại năng động hơn, sành điệu hơn 8X và 7X rất nhiều.

Và blog là khái niệm không còn xa lạ với 9X Việt Nam, ngày càng trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Blog - phương tiện giao tiếp mang đến cho con người thời đại mới một cách thể hiện cái Tôi của mình với thế giới xung quanh...

Blogger 9X là ai?

Dạo quanh các blog trên mạng Internet thì chúng ta thấy blogger 9X với nhiều khía cạnh, nhiều hình ảnh đa chiều. Đó là 9X với những hoạt động xã hội có ích đóng góp cho các phong trào ủng hộ đồng bào bão lụt, những hoạt động vì môi trường xanh sạch đẹp, hay vì an toàn giao thông của tuổi teen. Cũng thấy ở đó một lớp trẻ 9X với những diễn biến tâm lý phức tạp, cô đơn, nhỏ bé nhưng cũng rất nổi loạn, dễ bị kích động, thích chứng tỏ mình, thích nổi bật hơn người, hoặc chạy đua theo các trào lưu mà quên mất nhiệm vụ học hành.



Chưa khi nào như thời gian qua, blog trở thành một hiện tượng, một trào lưu của cuộc sống trong thời đại công nghệ thông tin, thậm chí trở thành một vấn đề xã hội, một cơn sốc được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng blog đã không dừng lại ở những trang nhật ký cá nhân với những bức ảnh chụp kiểu Hàn Quốc "tự sướng" vui vui nữa, các blog đã ít nhiều đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội hoặc nghiêm trọng hơn là tự nhuộm màu đen cho blog của chính mình.

Đủ mọi chuyện có thể tìm thấy ở trên thế giới blog

Từ những tin tức nóng hổi, xì căng đan của giới nghệ sỹ, những chuyện tế nhị của bạn bè, người xung quanh và thậm chí blogger 9X tự đăng những hình ảnh, những câu chuyện rất riêng tư của bản thân mình nhằm câu kéo lượt xem (view) cho blog. Chắc hẳn không ít các bậc phụ huynh phải "sốc và choáng" khi nhìn thấy những ngôn từ blogger 9X dùng, những bức ảnh "very sexy" của con em mình trên mạng.

Dư luận xã hội có nhiều ý kiến xoay quanh việc nên cấm, quản lý hay tìm cách ứng xử như thế nào với blog? Thực sự việc kiểm tra, giám sát blog trở thành việc vất vả và làm không xuể khi ở Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ blog, cũng như hàng ngàn blog mới được lập ra, hàng trăm ngàn entry được tạo ra từng ngày. Rõ ràng phải cần có một cơ chế đưa những đơn vị cung cấp dịch vụ blog vào trong diện quản lý, và mỗi đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về những nội dung đăng tải trên trang của mình.

Tuy nhiên, việc quản lý blog chỉ là một phần; điều quan trọng hiện tại là cần giúp các em - những blogger 9X nhận biết được những điều tốt, có ích để có hướng đi đúng cho chính suy nghĩ và cuộc đời của các em. Để định hướng được cho blogger trẻ tuổi, có lẽ những nhà quản lý cũng cần tham gia vào cộng đồng blogger để hiểu các em hơn và có cách khuyến khích blogger 9X ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xã hội nhằm xây dựng một cộng đồng số lành mạnh và tích cực.

(Theo SucManhSo)
-->đọc tiếp...
 

Diem Tin Blog. Design By: SkinCorner